Thứ bảy, 27/04/2024 23:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 08/09/2021 19:00

Điều gì xảy ra khi để đèn sáng đi ngủ?

Nhiều nghiên cứu cho thấy để đèn sáng trong khi ngủ sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn đồng thời là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Để đèn sáng đi ngủ gây hại cho sức khỏe sinh sản

Một nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể làm tăng nguy cơ vô sinh. Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cái. Những con chuột ngủ với ánh sáng đèn vào ban đêm có nhiều khả năng bị vô sinh hơn. Người ta cũng tin rằng nhịp sinh học (đồng hồ bên trong cơ thể) ảnh hưởng đến thời gian của quá trình sinh sản ở phụ nữ.

Một nghiên cứu khác theo dõi các y tá làm việc ca đêm và ảnh hưởng của việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Hầu hết các y tá đều phàn nàn rằng chu kỳ kinh nguyệt của họ bị gián đoạn.

de den sang khi ngu Giadinhvietnam (2)

Ảnh minh họa.

Để đèn sáng đi ngủ gây ra các vấn đề về tim

Melatonin không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà còn cả huyết áp. Nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, việc sản xuất melatonin của bạn sẽ bị ức chế khiến huyết áp tăng. Do đó, sự dao động thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Có thể tăng cân khi đi ngủ với đèn sáng

Quá nhiều ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể là nguyên nhân làm chậm quá trình trao đổi chất. Bên cạnh đó, sự gián đoạn của giấc ngủ và nhịp sinh học có thể góp phần gây béo phì. Ánh sáng xanh sẽ kích thích chúng ta ăn nhiều hơn tới 26%, nhưng giảm lượng tiêu thụ năng lượng tới 13%.

Một nghiên cứu theo dõi hơn 43.000 phụ nữ tiết lộ rằng những người ngủ quên khi xem ti vi dễ tăng cân. Sự thay đổi đã xảy ra bất kể chất lượng hoặc thời lượng giấc ngủ của họ.

de den sang khi ngu Giadinhvietnam (1)

Ảnh minh họa.

Để đèn sáng đi ngủ thay đổi nội tiết tố

Ngay cả một nguồn sáng duy nhất cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng nội tiết tố. Ánh sáng từ điện thoại thông minh, TV hoặc máy tính góp phần làm thiếu hụt melatonin.

Ngoài ra, các quá trình sinh học khác bị gián đoạn. Hầu hết thời gian, melatonin bị ảnh hưởng đầu tiên. Giấc ngủ bị gián đoạn làm tăng hormone lão hóa và giảm chất chống lão hóa.

Bạn có thể bị trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, sự gián đoạn nhịp sinh học có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng trầm cảm đã có.

Điều thú vị là ánh sáng đỏ có ít tác động bất lợi hơn vì chúng ta ít nhạy cảm hơn với các bước sóng màu đỏ.

Trong trường hợp bạn đã quen với việc bật đèn đi ngủ, bạn có thể chuyển sang nguồn sáng có màu ấm, sẫm để cơ thể không bị ảnh hưởng.

-> Điều gì xảy ra với làn da khi rửa mặt bằng nước vo gạo?

T. Linh (Theo Brightside)  
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Xem thêm