Thứ tư, 24/04/2024 03:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 05/06/2021 09:30

Đi bơi ngày hè cần chuẩn bị gì để trẻ an toàn, phòng bệnh tai mũi họng?

Mùa hè là thời điểm trẻ nhập viện nhiều vì mắc các bệnh về tai – mũi – họng gia tăng, nguyên nhân là do bố mẹ chưa biết cách bảo vệ tai cho trẻ khi đi bơi.

Tai mũi họng, bệnh dễ gặp mùa hè

Bơi lội là một trong những hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe và cơ hội cho trẻ thư giãn cùng gia đình. Tuy nhiên, việc đi bơi không có các phương tiện bảo hộ cũng như việc vệ sinh không đúng cách sau khi bơi sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh, nhất là bệnh viêm tai, đau họng,...

di boi mua he (1)

Trẻ rất dễ mắc các bệnh về tai mũi họng khi đi bơi (Ảnh minh họa)

Chia sẻ vè vấn đề này Ths. Bác sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Đình Trường - Phó trưởng khoa phụ trách khoa tai – mũi – họng, Bệnh viện 198 khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên lưu ý từ khâu chọn bể bơi đến chăm sóc trước và sau khi bơi cho trẻ để đảm bảo sức khỏe, tránh mắc các bệnh về tai mũi họng.

di boi mua he (2)

Thạc sĩ Bác sĩ chuyên khoa cấp II Nguyễn Đình Trường

Những lưu ý trước khi cho trẻ đi bơi

Khi đi bơi trẻ hay mắc một số bệnh thường gặp như viêm tai, mũi, cảm lạnh, đau họng,… Để tránh cho trẻ mắc những bệnh này, cha mẹ nên chọn bể bơi sạch sẽ, có lượng người bơi không nhiều để hạn chế lây nhiễm bệnh.

Chuẩn bị đi bơi

- Không nên cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói trước khi xuống hồ. Nếu trẻ ăn no, hãy chờ sau 2 – 3 giờ rồi hãy bơi. Nếu trẻ ăn nhẹ, thời điểm thích hợp nhất để bơi là sau 30 phút.

- Cho trẻ tắm rửa, đi vệ sinh trước khi xuống hồ.

- Chuẩn bị khăn bông, đồ bơi, kính bơi, mũ trùm đầu, nút bịt tai, tăm bông, nước muối sinh lý, phao tay hoặc áo phao.

Khi đến hồ bơi

- Hướng dẫn trẻ khởi động kỹ trước khi bơi cho cơ thể bắt đầu quen với việc vận động và làm nóng trước khi xuống hồ để tránh cảm lạnh.

- Dặn trẻ chỉ được bơi trong vùng có độ sâu phù hợp với khả năng, xem kỹ các biển hướng dẫn an toàn và chỉ bơi khi có các huấn luyện viên trực cứu hộ trên bờ.

- Không để trẻ tắm quá lâu, với trẻ dưới 5 tuổi thời gian bơi vào mùa hè khoảng 30 phút, trẻ trên 5 tuổi bơi dưới 60 phút.

- Thời điểm bơi tốt nhất là sáng sớm và chiều tối, tránh đi bơi trong khoảng thời gian từ 10 giờ – 16 giờ, trừ khi hồ bơi có mái che.

Sau khi bơi

- Nhanh chóng choàng khăn để giữ ấm cho trẻ ngay khi ra khỏi hồ bơi.

- Yêu cầu bé xì mũi nhẹ, nghiêng đầu cho hết nước trong ống tai, dùng tăm ngoáy nhẹ nhàng.

- Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, súc miệng và lau khô tai.

- Tắm gội ngay lại bằng nước sạch, dùng dầu xả để hạn chế ảnh hưởng của nước hồ bơi lên da và tóc.

– Cho trẻ uống nước hoặc nước trái cây để bù lại năng lượng, nhưng khoan vội ăn no.

Trên đây là những lưu ý khi đi bơi mùa hè mà các bận phụ huynh nhất định không được bỏ qua để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn cho con, em mình khi đi bơi ngày hè.

-> Chuyên gia cảnh báo bệnh tai mũi họng từ những lần đi bể bơi mùa hè

Thúy Ngà  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm