Chủ nhật, 28/04/2024 10:11
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 05/04/2024 19:30

Nhiều người quen đi ngủ với mái tóc ướt nhưng không hay biết 5 tác hại

Nhiều người có thói quen tắm đêm và để tóc ướt hoặc chưa khô hẳn khi đi ngủ vì nghĩ rằng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe, tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm.

Để tóc ướt khi ngủ có bị cảm lạnh không?

Theo trang Medical News Today, việc nhiều người tin rằng để tóc ướt đi ngủ khiến cơ thể bị cảm lạnh là không đúng.

Tiến sĩ Chirag Shah, bác sĩ cấp cứu được hội đồng chứng nhận và đồng sáng lập của Push Health, một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy một người có thể bị cảm lạnh khi đi ngủ với mái tóc ướt. Khi một người bị cảm lạnh, đó là do bị nhiễm virus.”

toc-3

Ảnh minh họa

Cảm lạnh thông thường do bị nhiễm một trong hơn 200 loại virus gây cảm lạnh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng hoặc mắt và lây lan qua các giọt bắn nhỏ trong không khí khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc nói. Chúng ta cũng có thể nhiễm bệnh bằng cách chạm vào bề mặt bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt, thời điểm mùa mưa, mùa thu và mùa đông lạnh dễ làm trẻ em và người già nhiễm cảm lạnh nhất.

Những tác hại khi để tóc ướt đi ngủ

Mặc dù việc để tóc ướt đi ngủ không liên quan đến việc cơ thể bị cảm lạnh nhưng thói quen này vẫn gây ra nhiều tác hại khác đối với cơ thể.

Tăng nguy cơ nhiễm nấm

Nấm malassezia, có thể gây ra các vấn đề về da, bao gồm viêm da tiết bã, hiện diện tự nhiên ở da đầu.

Vấn đề là, ngủ với mái tóc ướt có thể biến vỏ gối và ruột gối thành khu vực sinh sản của nấm. Hơn nữa, kết quả từ nhiều nghiên cứu cho biết có rất nhiều loài nấm trên mỗi chiếc gối và chúng có khả năng gây nhiễm trùng.

Làm hỏng tóc

Ngủ khi tóc chưa khô khiến tóc dài ra quá mức có thể chấp nhận được. Tóc ướt sẽ giãn ra khoảng 30% chiều dài ban đầu mà không gây hư tổn. Tuy nhiên, việc duỗi tóc từ 30 đến 70% sẽ gây ra những thay đổi không thể phục hồi.

Giấc ngủ kém chất lượng

Theo một nghiên cứu năm 2015, phần đầu của chúng ta mất nhiệt nhiều hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp, điều này có thể xảy ra khi tóc ướt. Kết quả là bạn sẽ có một giấc ngủ không thoải mái.

toc 5

Ảnh minh họa

Tăng khả năng bị gàu

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy thời tiết lạnh và ẩm ướt của mùa đông khiến tình trạng gàu trở nên trầm trọng hơn.

Nghiên cứu tương tự cho thấy sự cân bằng giữa vi khuẩn và nấm cũng có thể góp phần gây ra vấn đề. Tóc ướt gây mất nhiệt, khiến tình trạng gàu trở nên trầm trọng hơn.

Gây ra các tình trạng khác về da

Tóc ướt có khả năng chứa nhiều vi khuẩn. Nếu để tình trạng ẩm ướt trên tóc trong thời gian dài, chẳng hạn như qua đêm, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến vi khuẩn. Ví dụ, nang lông dưới da chứa đầy bã nhờn hoặc vi khuẩn có thể gây ra mụn trứng cá.

Cách giữ an toàn khi đi ngủ với mái tóc ướt

Để ngăn ngừa các rủi ro trên, nên tạo thói quen tắm sớm, nhất là những ngày nắng nóng cơ thể dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng. Thời điểm tốt nhất để tắm gội là buổi sáng hoặc buổi tối trước 20h, không nên sau 23h. Người gội đầu trong thời gian này nên dùng nước ấm, sấy tóc thật khô trước khi ngủ.

Nếu không có thời gian để sấy khô tóc trước khi đi ngủ thì chỉ cần lau tóc thật kỹ, sau đó quấn tóc trong một chiếc khăn sợi nhỏ hoặc khăn xếp.

Đây là những chất tuyệt vời để bảo vệ tóc, ngăn ngừa gãy rụng, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng và ngứa da đầu.

Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng vỏ gối bằng lụa. Một số ý kiến cho rằng vỏ gối bằng lụa tốt hơn cho da vì chúng ít làm khô da hơn và mang lại bề mặt mịn màng khi bạn ngủ.

Bề mặt nhẹ nhàng hơn cũng có thể giúp giảm hư tổn nếu bạn đi ngủ với mái tóc ướt hoặc khô, mặc dù giới chuyên môn chưa có bằng chứng nào về lợi ích của nó đối với tóc.

Phương Anh (Theo Medical News Today)  
Tin tưởng bạn trai, cô gái sốc khi gặp phải bệnh khó nói
Sai lầm khi bật quạt mùa hè có thể gây đột quỵ
Đi bộ 11 phút mỗi ngày tăng tuổi thọ, giảm nguy cơ tử vong sớm
Liên tiếp trẻ bị đuối nước, bác sĩ cảnh báo an toàn trong kỳ nghỉ dài
6 bí quyết cân bằng nội tiết tố tự nhiên, không cần thuốc
Cảm giác nôn nao khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Hình dạng khuôn mặt tiết lộ tính cách gì của bạn?
Người phụ nữ đột quỵ sau khi làm “chuyện ấy”
Giá đỗ có thực sự giúp sung sức trong 'cuộc yêu''?
Vì sao tập thể dục thường xuyên vẫn tăng cân vù vù?
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Xem thêm