Đang đi làm khỏe mạnh, về hưu bỗng mắc bệnh ung thư
Sau nghỉ hưu là độ tuổi có tỷ lệ mắc nhiều bệnh tật cao, trong đó có ung thư. Nhiều người khi đi làm luôn khỏe mạnh, về hưu bỗng mắc bệnh ung thư, vì sao?
Sự tích tụ các yếu tố gây ung thư ngày càng tăng
So với những người trẻ tuổi, người về hưu tiếp xúc với các chất gây ung thư trong thời gian dài hơn như hút thuốc, uống rượu từ khi còn trẻ, sống trong môi trường ô nhiễm nặng,…
Một lượng lớn chất gây ung thư tích tụ trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Ảnh minh họa.
Chức năng nội tạng suy giảm, nhạy cảm hơn với chất gây ung thư
Với sự gia tăng tuổi tác, chức năng hệ thống miễn dịch của người cao tuổi sẽ dần suy giảm và khả năng giám sát miễn dịch của các tế bào khối u cũng sẽ giảm sau khi số lượng tế bào lympho T giảm đáng kể.
Nếu không kịp thời loại bỏ và nhận diện các tế bào biến dị, các tế bào biến dị này sẽ chuyển hóa thành tế bào ung thư trong cơ thể. Tính mẫn cảm với các chất gây ung thư cũng trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó sẽ dẫn đến ung thư.
Tất nhiên không phải ai về hưu cũng bị ung thư tìm đến, làm được những điều này ung thư không bao giờ “ghé thăm”.
Những người thực sự thông minh bỏ những thứ này sau khi về hưu
Bỏ thuốc lá
Những người hút thuốc chắc chắn là ứng cử viên của ung thư, với số lượng hút thuốc và tuổi tác ngày càng tăng, nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư phổi cũng cao hơn.
Về hưu bỏ rượu
Rượu là một chất gây ung thư được công nhận trên toàn thế giới, uống rượu trong thời gian dài và sự xuất hiện của các loại ung thư có mối tương quan đáng kể, khi lượng rượu tiêu thụ tăng lên thì nguy cơ ung thư trong cơ thể cũng sẽ tăng lên.
Bỏ chế độ ăn nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối và sự phát sinh ung thư dạ dày có mối quan hệ rõ ràng. Ăn nhiều muối trong thời gian dài sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Ảnh minh họa.
Không lo lắng phiền muộn
Trầm cảm, lo lắng, phiền muộn và những cảm xúc khác kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư lên rất nhiều. Thống kê cho thấy 33,1% người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc có triệu chứng trầm cảm.
Không ngồi quá nhiều
Ngồi lâu sẽ làm giảm số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng so với những người tập thể dục thường xuyên, những người ngồi lâu có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 40-50%.
Khi ung thư tấn công, cơ thể sẽ xuất hiện hàng loạt triệu chứng bất thường, nếu có thể chú ý và can thiệp kịp thời thì có thể tiên lượng tốt hơn.
Triệu chứng cảnh báo ung thư ở người về hưu
Liu Yanyan, bác sĩ chuyên khoa ung thư thứ hai tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Sơn Tây, cho biết những triệu chứng này phổ biến hơn ở bệnh nhân ung thư.
Nổi cục bất thường trong cơ thể
Trong trường hợp bình thường, cơ thể chúng ta không có cục u. Khi trên cơ thể xuất hiện những cục u bất thường, chúng ta cần cảnh giác đó là bệnh ung thư.
Nếu có cục u ở cổ, kèm theo khó nuốt và khàn tiếng thì có thể do ung thư tuyến giáp. Nếu cục u ở vú cứng và không rõ ràng thì có thể do ung thư vú.
Phân bất thường
Người khỏe mạnh đại tiện hàng ngày nên đều đặn, phân thải ra phải có hình trụ, độ cứng vừa phải. Nếu phát hiện các triệu chứng như đi tiêu bất thường, phân có nhầy và máu, tiêu chảy thường xuyên, đại tiện không hết gần đây thì nên đi khám kịp thời.
Chảy máu không rõ nguyên nhân
Chảy máu bất thường như máu trong phân, tiểu máu không đau, chảy máu khi sinh hoạt tình dục,… đều cần cảnh giác và đi khám chữa bệnh kịp thời, có thể do ung thư ở vị trí tương đối gây ra.
Sốt
Không phải bệnh nhân ung thư nào cũng sẽ có triệu chứng sốt, nhưng sốt là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư. Với sự phát triển của bệnh, các mô ung thư bị hoại tử và bị nhiễm trùng được cơ thể tái hấp thu, điều này sẽ khiến bệnh nhân bị sốt.
Giảm cân
Người ta tin rằng việc giảm cân liên tục có thể là do các tế bào ung thư trong cơ thể làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ như protein.
Sau khi về hưu nên hình thành thói quen chủ động khám sức khỏe tốt, không đợi các triệu chứng xuất hiện mới đi khám. Khoảng cách giữa các lần khám sức khỏe đối với người trung niên và người cao tuổi trên 50 tuổi nên khoảng 3 đến 4 tháng, mỗi năm khám 2 lần.
Với sự cải thiện về chăm sóc y tế và điều kiện sống, tuổi thọ của con người ngày càng dài hơn. Bạnư nên chú ý duy trì những thói quen tốt trong cuộc sống, điều này có thể khiến chất lượng cuộc sống của bạn tốt hơn trong những năm cuối đời.