Thứ tư, 15/05/2024 09:10
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/12/2022 19:00

Xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư không?

Việc phát hiện sớm ung thư là vô cùng cần thiết giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Nhiều người thắc mắc liệu xét nghiệm máu có phát hiện được ung thư?

3 tháng trước, cô Liu đi khám sức khỏe tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm máu cho thấy huyết sắc tố của cô chỉ là 76g/L, bác sĩ nói rằng cô bị thiếu máu vừa phải và yêu cầu cô làm một số xét nghiệm liên quan đến thiếu máu, thậm chí còn phải kiểm tra đường tiêu hóa để xem có khối u hay không.

Tuy nhiên, cô Liu chủ quan không đi xét nghiệm lại.

Thời gian này, ngoại hình của cô Liu thay đổi rõ rệt, sắc mặt xanh xao, tóc khô xơ và sụt cân rất nhiều. Bác sĩ phát hiện bệnh thiếu máu của cô ngày càng nghiêm trọng, huyết sắc tố chỉ còn 61g/L.

Sau khi khám tổng quát bác sĩ phát hiện bụng và xương đòn của cô có khối u, nội soi dạ dày thêm thì phát hiện trong bụng có một khối u dài 11 cm, làm sinh thiết giải phẫu bệnh khẳng định ung thư dạ dày.

Trong số các cuộc kiểm tra khác nhau trong bệnh viện, máu thường quy là mục cơ bản nhất. Chúng ta nên chú ý đến chỉ số nào nhất?

xet nghiem mau Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Bạch cầu: khoảng tham chiếu 4-10×109/L

Tế bào bạch cầu là hàng rào quan trọng để chúng ta chống lại mầm bệnh, sự tăng giảm của chúng liên quan đến việc cơ thể có nhiễm trùng, viêm nhiễm hay không. Khi bạch cầu tăng có thể liên quan đến nhiễm khuẩn, xuất huyết, cơ thể bị nhiễm độc; khi bạch cầu giảm nhiều có thể liên quan đến nhiễm virus, bệnh về máu, tổn thương lý hóa.

Hồng cầu: phạm vi tham chiếu 3,5-5,1×1012/L, phạm vi tham chiếu huyết sắc tố 115-150g/L

Chức năng chính của hồng cầu là kết hợp oxy và vận chuyển oxy, nếu huyết sắc tố giảm sẽ dễ xảy ra thiếu máu, mất máu, nếu huyết sắc tố tăng có thể do thiếu oxy, bỏng rộng, mất nước, khối u hệ thống máu.

Tiểu cầu: khoảng tham chiếu 125-350×109/L

Tiểu cầu có nhiệm vụ cầm máu và đông máu, duy trì sự toàn vẹn của thành mạch máu. Khi tiểu cầu tăng nhiều có thể liên quan đến mất máu, tán huyết, nhiễm trùng cấp tính, bệnh tăng sinh tủy mạn tính,... Nếu tiểu cầu giảm có thể do cường lách, ban xuất huyết giảm tiểu cầu,…

Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, bao gồm địa điểm lấy máu, cách bảo quản, thời gian lấy máu, giới tính, độ tuổi, sự thay đổi theo mùa… có thể ảnh hưởng đến kết quả, nếu kết quả chỉ cao hơn hoặc thấp hơn khoảng tham chiếu một chút, cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào, nói chung không có vấn đề gì lớn.

xet nghiem mau Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Xét nghiệm máu định kỳ có thể phát hiện khối u ác tính trong cơ thể hay không?

Về vấn đề này, bác sĩ Zhang Wei, Khoa X quang can thiệp, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Tây tổng hợp tỉnh Giang Tô, Trung Quốc cho biết, xét nghiệm máu thường quy chỉ có thể nhìn thấy hàm lượng tế bào máu của bệnh nhân chứ không thể chẩn đoán trực tiếp hầu hết các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm.

Xét nghiệm máu không thể hiện 100% bản chất ung thư, vì có thể cho kết quả dương tính giả do máu có những chất tương đồng với khối u. Để xác định có khối u ung thư hay không, thường phải làm lại xét nghiệm sau một thời gian 3 - 6 tháng... Nếu đúng là có khối u ung thư thì các chỉ số này sẽ tăng theo tỷ lệ kích thước khối u. Khi các chỉ số tăng lên sẽ kết hợp với các chẩn đoán hình ảnh khác để xác định “đối tượng”.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện nguy cơ những loại ung thư nào?

Giảm đáng kể huyết sắc tố

Một số bệnh nhân có khối u có thể gây chảy máu ồ ạt do mạch máu khối u bị vỡ hoặc xâm lấn mạch máu bình thường. Lúc này có thể xảy ra hiện tượng giảm huyết sắc tố đáng kể, hoặc khối u kích thích có thể gây nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, chẳng hạn như khối u ác tính hệ thống tiêu hóa.

xet nghiem mau Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Bạch cầu tăng rõ rệt

Các tế bào bạch cầu của cơ thể con người chủ yếu tham gia vào các hoạt động miễn dịch, mặc dù các tế bào bạch cầu của hầu hết bệnh nhân ung thư không có bất thường rõ ràng. Nhưng nếu họ là bệnh nhân ung thư máu, chỉ số bạch cầu sẽ tăng lên đáng kể và một số tế bào bạch cầu chưa trưởng thành cũng có thể được tìm thấy.

Giảm tiểu cầu

Tiểu cầu chịu trách nhiệm cho quá trình đông máu, một số bệnh có thể gây giảm tiểu cầu, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư gan, xơ gan hoặc chức năng gan tăng cao sẽ gây ra sự dao động của tiểu cầu.

Để tầm soát ung thư cần phải khám tổng quát, hiện nay có thể nội soi tiêu hóa, chụp CT, MRI, siêu âm Doppler màu và các phương pháp khác để phát hiện sớm ung thư, khối u.

Ví dụ, nội soi dạ dày, nội soi đại tràng và các kiểm tra khác có thể được thực hiện đối với các khối u đường tiêu hóa để tránh phát hiện ung thư muộn. Kiểm tra ung thư phổi tương đối đơn giản và CT ngực liều thấp có thể phát hiện ra manh mối ban đầu. Có thể thực hiện sàng lọc ung thư gan ra thông qua chẩn đoán alpha-fetoprotein.

Cần lưu ý khi màu sắc của máu bất thường

Màu của máu cũng có thể thay đổi theo những bất thường trong cơ thể.

Trên thực tế, máu người không chỉ có một màu, máu có thể chia thành máu động mạch và máu tĩnh mạch, máu động mạch giàu oxy và có nhiều huyết sắc tố hơn, màu của máu là đỏ tươi , còn máu tĩnh mạch thì ít oxy hơn. Lượng huyết sắc tố giảm nhiều hơn, nó sẽ sẫm màu hơn máu động mạch.

Xét nghiệm máu định kỳ rất quan trọng, mặc dù nó không thể phát hiện ra tất cả các bệnh, nhưng nó thực sự có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các vấn đề sức khỏe thể chất thông qua sự dao động của các chỉ số.

-> Thực hư uống nước đun nóng nhiều lần gây ung thư

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
5 đồ uống buổi sáng giúp kiểm soát huyết áp mà không cần thuốc
Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Xem thêm