Thứ tư, 20/11/2024 05:19     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 05/08/2014 06:24

Đại dịch sốt xuất huyết Ebola tấn công cơ thể thế nào?

Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 31/7 cho biết, kể từ tháng 3 đã có 1.323 ca mắc Ebola và 729 trường hợp tử vong tại ba quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tỷ lệ tử vong khoảng 55%.

Sốt xuất huyết Ebola đang có nguy cơ bùng phát

dai-dich-sot-xuat-huyet-ebola-tan-cong-co-the-the-nao-giadinhonline.vn 1


Bệnh do vi khuẩn Ebola là loại bệnh trên người
có tỷ lệ tử vong cao đến 90%.

Dịch virus Ebola (EVD) hay sốt xuất huyết Ebola (EHF) là tên gọi của một loại bệnh trên người có tỷ lệ tử vong cao đến 90%. Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.

Theo thông báo của Guinea hôm 22/3, vi rút Ebola là nguyên nhân một dịch bệnh với 59 trường hợp tử vong, khi đó hoành hành ở vùng rừng phía nam nước này. Chỉ 5 ngày sau đó, Vi rút Ebola đã lây lan tới thủ đô Conakry của Guinea.

Ebola tấn công cơ thể thế nào?

dai-dich-sot-xuat-huyet-ebola-tan-cong-co-the-the-nao-giadinhonline.vn 2


Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống.

Virus Ebola tấn công cơ thể một cách có hệ thống, có nghĩa là nó tấn công mọi cơ quan và tế bào của cơ thể, ngoại trừ xương và cơ xương.

Theo các nghiên cứu của Trường đại học Y Pennsylvania, Ebola đã vô hiệu hóa protein tetherin, loại protein có chức năng ngăn chặn sự lây lan của virus từ tế bào này sang tế bào khác, từ đó đẩy lùi hệ miễn dịch của cơ thể.

Sau đó, chúng lấy tế bào này làm nơi sản xuất một lượng lớn virion (hạt virus). Những virion này sau đó sẽ được phóng ra để nhiễm vào các tế bào khác và ngày càng lan rộng ra khắp cơ thể.

Virus Ebola gây ra các cục máu đông nhỏ trong máu của bệnh nhân; cục máu ngày càng nhiều lên và dòng chảy của máu chậm lại. Các cục máu đông bị tắc vào các mạch máu hình thành lên các đốm đỏ trên da bệnh nhân.

Những đốm đỏ này sẽ ngày càng to khi bệnh càng nặng. Ngoài ra, chúng còn cản trở dòng máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể như gan, não, phổi, thận, ruột, mô vú, tinh hoàn…của bệnh nhân.

Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị chảy máu từ miệng, mắt, tai, mũi và những vết hở trên da. Bệnh nhân sẽ chết do mất quá nhiều máu, suy thận, hoặc bị sốc. Bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, chưa có thuốc đặc trị và chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, điều cần làm lúc này là phòng bệnh.

Các đối tượng dễ nhiễm vius Ebola

Các thành viên gia đình hay người tiếp xúc gần với người mắc bệnh

Người đi dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết do nhiễm vi rút Ebola

Người đi săn tiếp xúc với động vật chết do nhiễm vi rút Ebola trong rừng và cán bộ y tế.

Triệu chứng

Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng.

Nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan.

Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài.

Thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Khi thấy những triệu chứng trên, hoặc nếu sống trong khu vực có dịch bệnh do vi rút Ebola hay khi tiếp xúc với người nhiễm hay nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị, tránh để dịch bệnh có nguy cơ lây lan rộng.

dai-dich-sot-xuat-huyet-ebola-tan-cong-co-the-the-nao-giadinhonline.vn 3


Tử vong cao vì sốt xuất huyết Ebola.

Biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh Ebola

1. Không ăn thịt sống

Con người có thể bị nhiễm virus Ebola khi tiếp xúc gần với máu, dịch tiết, các cơ quan hoặc những chất dịch khác của động vật bị nhiễm bênh. Ở châu Phi, đã có trường hợp bị nhiễm bệnh khi xử lý những động vật đang bị nhiễm bệnh hoặc đã chết vì nhiễm bệnh trong rừng như: tinh tinh, khỉ đột, dơi ăn quả, linh dương, nhím...

Thường xuyên khử trùng và dọn dẹp các trang trại, chuồng lợn, khỉ…bằng sodium hypochlorite hoặc các chất tẩy rửa khác.

2. Cách ly người bệnh

Ebola cũng có thể lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các cơ quan hay các chất dịch khác của người bị nhiễm, và tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị nhiễm những dịch tiết này.

Do đó, cần phải kiểm tra và tạm thời cách ly những người đã từng tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh cần được cách ly hoàn toàn. Đồng thời, cần có biện pháp khử trùng nơi ở, vật dụng cá nhân của những bệnh nhân đã tử vong hay nhiễm Ebola.

3. Xử lý kịp thời và đúng quy trình thi thể bệnh nhân tử vong do Ebola

Người tiếp xúc với thi thể bệnh nhân tử vong do nhiễm Ebola cũng có thể bị nhiễm bệnh. Do đó, cần xử lý kịp thời và đúng quy định về an toàn thi thể bệnh nhân bị tử vong do Ebola.

Thậm chí, virus Ebola có thể tồn tại trong tinh dịch tới 7 ngày sau khi người nhiễm bệnh đã bình phục.

4. Mặc quần áo bảo hộ y tế

Nhiều nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh khi điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm Ebola vì đã không thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo hộ y tế.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo trang web của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trang cộng đồng các chuyên gia Brighthub và trang Sciencedaily của Mỹ.

B.T


Tags:
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
VinFuture xây cầu nối đưa khoa học Việt Nam vươn tầm toàn cầu
Bóng đá và bóng chuyền Thanh Hóa cùng nhau 'lên đỉnh' trong 1 ngày
Mọc lông khắp người sau 3 tháng tự dùng thuốc gia truyền để tăng cân
Vì sao 11/11 hằng năm được chọn là Ngày lễ Độc thân?
Xem thêm