Thứ hai, 20/05/2024 08:55
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/01/2022 15:59

Đặc sắc mùa Tết Hà Giang nơi núi rừng Tây Bắc

So với người miền xuôi, đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vẫn giữ được sự hào hứng với ngày Tết cổ truyền.

Bao đời nay, các phong tục tập quán đặc sắc của họ không hề mai một. Ngay từ những ngày trước Tết, không khí đã rộn ràng khắp bản làng…

Độc đáo phiên chợ cuối năm

Hà Giang là mảnh đất địa đầu Tổ quốc với rất nhiều cảnh đẹp làm nao lòng người. Ở đây cũng có những phong tục tập quán hết sức hấp dẫn mà vài năm trở lại đây, khách du lịch nước ngoài và dưới xuôi còn dành cả dịp nghỉ Tết để lên thăm thú. Đặc biệt trong đó phải kể đến những phiên chợ nhộn nhịp đầy màu sắc, nơi không chỉ diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa mà còn thắt chặt tình cộng động qua sự giao lưu, trao đổi.

Chợ huyện Xín Mần, một huyện cực Tây của Hà Giang, cách thị xã Hà Giang 140km, trong những ngày cận Tết rất đông vui, nhộn nhịp. Trên những con đường vắt chùng chình như sợi chão từ trên đỉnh núi, từ khe các thung lũng đổ về huyện là thấp thoáng những bóng váy áo người Mông sặc sỡ, những chú ngựa thồ chở hàng hóa cồng kềnh.

anh 1 (1)

Ảnh minh họa

Từ lúc mờ sương, tuyết rơi lảng bảng, bà con đã nô nức kéo nhau đổ về. Con đường đi chợ miền núi chẳng khác gì những con đường trẩy hội ở miền xuôi. Các cô gái Lô Lô, Hà Nhì, Pà Thẻn xúng xính trong những bộ váy nhiều màu đỏ và đen, rất tương phản, sinh động về màu sắc. Trang phục của các cô gái Dao đỏ thì rất giản dị, nhưng cô nào cũng trắng trẻo, đẹp thanh khiết. Gần đến chợ, các cô gái Mông lủi vào bụi cây rậm ven đường thay áo đẹp. Chiếc gương cầm tay, vừa soi trang điểm vừa để phát hiện xem có chàng trai nào phía sau ngắm trộm không. Phụ nữ các dân tộc thiểu số Hà Giang rất chú trọng đến trang phục. Dù còn nghèo đói, song chị em cũng không bao giờ mặc quần áo rách, đội khăn cũ đi chợ.

Empty

Ảnh minh họa

Người dân tộc thiểu số trên vùng cao hàng ngày lao động vất vả, các gia đình sinh sống cách nhau cả một ngọn đồi, quả núi. Vì vậy, việc gặp gỡ rất hạn chế. Phiên chợ chính là dịp để họ gặp nhau, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống và cùng nâng chén rượu. Đặc biệt sau 365 này, phiên chợ cuối năm chính là phiên chợ họ mong đợi nhất. Không giống như các chợ vùng xuôi có nhiều các ki ốt, ngăn ô bán hàng, chợ Tết ở đây thường là những quầy mái che đơn giản song hàng hóa vẫn luôn phong phú, đủ các loại hàng Tết như bánh mứt, gà, vịt, quần áo, thực phẩm gói bánh chưng, tiền vàng, tranh ảnh, lịch năm mới…

anh 1 (1)

Ảnh minh họa

Người mua kẻ bán không mặc cả, không nói thách nên thường việc mua bán diễn ra nhanh chóng.Mặt hàng được yêu thích nhất ở phiên chợ cuối năm là các loại khăn, váy, áo đủ màu sắc sặc sỡ. Các chị em tranh thủ chọn một chiếc khăn để làm đẹp trong năm mới. Ngoài ra, ai cũng mua cho gia đình chút bánh kẹo để ăn lấy may dịp xuân sang.

Thường thì bà con vùng cao đến chợ không chú trọng việc mua bán hàng hóa lắm, bởi họ đã nhắm gì thì mua nấy, cũng không phải mặc cả qua lại nhiều. Cái họ thích thú ở những phiên chợ là được vui chơi, gặp gỡ bạn bè cùng nâng chén rượu ngô trong tiết trời lạnh giá. Những chàng trai mang khèn, những cô gái mặc váy áo rực rỡ cùng múa hát, hòa thành bản tình ca sắc màu giữa đất trời Tây Bắc. Mọi người cũng tranh thủ chúc nhau những điều may mắn khi năm mới đến bởi có khi phải qua Tết mới gặp nhau.

Những đặc sản ngày Tết

Đi chợ chủ yếu là đi chơi, còn những thực phẩm quan trọng đón Tết thì đồng bào đã chuẩn bị từ lâu rồi. Trong đó phải kể đến món thịt treo gác bếp. Đúng như tên gọi, chế biến thịt để treo gác bếp rất đơn giản. Ông Phàn Giào Ma (xã Xín Mần, huyện Xín Mần, Hà Giang) miêu tả cụ thể quy trình như sau: Khi con lợn được phanh ra, cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn. Bỏ thịt lên nia xát muối, bóp rượu, bóp nước vắt từ một loại lá trong rừng, rồi cho vào chảo ủ ba đến bốn ngày, sau đó rửa nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo trên gác bếp. Quá trình hun khói thịt đòi hỏi phải liên tục, công phu và cả sự khéo léo cộng với vốn kinh nghiệm tích lũy lâu năm. Chính vì thế vào dịp Tết, nếu có dịp đến vùng núi cao Hà Giang, bạn sẽ được chứng kiến bếp cả làng đỏ lửa, khói bếp hòa với sương núi lơ lửng khắp mọi nẻo đường tạo lên một khung cảnh mờ ảo như cõi thần tiên.

Theo ông Ma, ngoài việc sấy lửa, để cho thịt thơm, ngon thì dùng bã mía và ngải cứu rừng hun khói thịt. Những khổ thịt treo trên gác bếp được ướp rượu, gia vị, “ăn khói” cứ khô dần. Khi lớp da, thịt nạc chuyển sang màu bồ hóng, lớp mỡ chuyển sang màu trong là có thể yên tâm để ăn dần trong cả năm mà không lo thịt bị mất chất.

thit gac bep Ha Giang

Ảnh minh họa

Đến ngày Tết hay khi nhà có việc chỉ cần nhắc thịt xuống, bỏ vào chảo nước đun sôi cùng một nắm gạo nhỏ, mang ra rửa sạch rồi chế biến thành những món ăn khác nhau. Lợn gác bếp có thể xào gừng, xào rau cải nhưng ngon nhất vẫn là xào với rau rừng và giá đậu tương. Thưởng thức các món ăn chế biến từ thịt lợn gác bếp cho ta cảm giác rất lạ: bì giòn, mỡ trong không ngấy, thịt nạc đậm và tơi từng thớ. Cũng là món rau xào thịt nhưng với cách làm riêng của đồng bào nơi đây món ăn như mang một màu sắc, linh hồn khác khó diễn tả, chỉ biết nó rất ngon, lạ miệng mà không giống với bất kỳ món ăn nào khác. Đối với đồng bào vùng cao Tây Bắc, thịt lợn treo gác bếp là món ăn truyền thống không thể thiếu trong những ngày Tết. Trong không khí vui xuân với tiết trời se lạnh, ngồi nhâm nhi bên chén rượu nồng có đĩa thịt xào rau rừng, ai nấy đều phơi phới.

Một đặc sản khác cũng được lưu truyền lâu nay ở Hà Giang mà chỉ để dành phục vụ dịp Tết. Đó là “cá tiến vua”. Theo nhiều người dân nơi rẻo cao thì nhóm “cá tiến vua” bao gồm các loài cá như cá Sỉnh, cá Dầm Xanh, cá Xước Mũi. Chúng chỉ sống trong các khe sông, khe suối ở thượng nguồn. Điều kiện duy nhất để loài cá này tồn tại và nước phải trong và có nhiệt độ thấp dưới 15 độ. Để săn được loại cá này mất khá nhiều thời gian và công sức.

Thời xa xưa, những loại cá này thường được người dân dùng làm lễ vật dâng lên đức Vua trong những dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Điều này lý giải cho tên gọi chung cao quý của những loài cá này. Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân ở các vùng thượng nguồn sông, suối lại rủ nhau đi săn “cá tiến vua” để món ăn ngày Tết thêm đậm đà hương vị. Ông Lý Văn Chiêu (78 tuổi, trú tại xã Tiên Nguyên, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang), 3 loại cá dùng để “tiến vua” này nếu được nướng ngay sau khi bắt lên thì ngon miễn bàn. Tuy nhiên để dành cho ngày Tết, đồng bào thường mang về nướng rồi cất lên gác bếp bảo quản như thịt, khi nào có khách quý sẽ mang xuống thết đãi. Bởi sự quý hiếm nên những năm gần đây, đám thanh niên đã biết săn lùng “cá tiến vua” để bán cho các “đại gia” giàu có ở thành phố hay miền xuôi.

-> Xuân về miền Tây Bắc

Giang Lam  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm