Thứ năm, 21/11/2024 15:16     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 14/02/2021 06:00

Xuân về miền Tây Bắc

Mưa phùn lây rây quanh núi kéo theo đám gió lạnh từ trên cao tràn về thung lũng, những cánh đào rừng đầy sắc xuân đu mình cheo leo trên vách đá. Rời phố lên rừng xem người H’Mông đón Tết, để biết, ở phía sau những dải núi dài trập trùng cuối chân trời, có một tộc người đầy bản sắc.

Người H’Mông đi chơi Tết dọc sườn núi, váy áo sóng sánh, áo hồng, khăn hồng, ô cầm tay cũng màu hồng làm rực lên không khí du xuân. Và rồi, hội Gầu Tào hiện ra sau một khúc quanh, bất ngờ như một món quà mừng tuổi.

Hội Gầu Tào ở Pha Long, cách trung tâm huyện Mường Khương (Lào Cai) hơn chục cây số về phía đông bắc được tổ chức giữa những sườn núi tràn nắng, nơi sa mộc xanh đang vươn mình kiêu hãnh. Một cây nêu cao nằm giữa sân khấu chính, trên đỉnh có một vòng lá tre non và có gắn một dải lanh dài hai màu xanh đỏ. Người H’Mông đứng chen vai xung quanh, trên núi, dưới đồi, ô xòe tươi thắm. Sau phần lễ của thầy cúng theo phong tục, là phần hội được các bạn trẻ rất đón chờ.

HM5

Lễ hội Tết xuân của người H'Mông (Ảnh minh họa)

Dưới chân cây nêu để một bầu rượu và một cây khèn. Bất cứ chàng trai nào ghé qua đều muốn uống một chén và nâng cây khèn trên tay, cuối mắt đầu mày với đám con gái ăn mặc đẹp như mang cả mùa xuân xuống núi. Rượu uống vào bồng bềnh say đắm, tiếng khèn trở nên tha thiết và réo rắt, thoảng như có lời thì thầm của đại ngàn, tiếng róc rách của dòng chảy dưới thung sâu, tiếng bước chân ngựa trên đường thiên lý. Vừa thổi khèn vừa nhảy múa, những vòng quay xoay tròn và dữ dội, bước chân dường như không chạm đất, ngỡ như thể chính ánh mắt say mê của các cô gái đã chắp cánh cho chàng trai bay lên.

Giữa những đám hội là những dải bậc thang dài, những tốp người đang đứng ngồi náo nhiệt, túm tụm lại thành từng nhóm, náo nức và rộn ràng. Góc xa có đám cây cầu quay bập bênh, bập bênh của người H’Mông cao dễ tới 2 mét, mỗi người đu một bên và quay, bay chơi vơi giữa đất trời trong tiếng hò reo của mọi người. Một trò chơi mạo hiểm, đòi hỏi sự khỏe mạnh và lòng dũng cảm.

HM4

Phần hội của các bạn trẻ

Phụ nữ thì ưa thích trò ném còn, đánh đu, vừa tinh tế nhẹ nhàng, lại vừa đòi hỏi sự khéo léo. Hội còn có nhiều trò chơi và thi đấu khác như “Chọi bò” hay “chọi chim”... Người chiến thắng luôn mời những đối thủ khác về quán thắng cố rồi cùng nhau say cho đến khi nào hết hội mới thôi. Say rồi có khi ngủ ngay bên lề đường, đã có vợ cầm ô che mưa che nắng, hay nằm vắt vẻo trên lưng ngựa đã có vợ đi bên dắt ngựa về nhà. Mai lại đến hội, lại vui chơi và say tiếp.

Người dân tộc ở những vùng núi cao và mây mù Tây Bắc của tổ quốc bao giờ cũng ăn Tết sớm. Khi hoa đào, hoa mai, hoa mận e ấp bung những cánh đầu tiên, rập rờn cành nâu nụ biếc ven những cung đường núi hay trong vườn nhà, những mùa hoa sung mãn. Khi vụ lúa nương duy nhất trong năm đã được thu hoạch xong, thóc đã nằm im trong bồ, ngô sắn phần được cân cho cánh lái buôn đánh hàng theo những chuyến xe tải về xuôi lấy tiền sắm sanh tiêu Tết còn lại đã phơi mình trên gác bếp... thì đồng bào các dân tộc rục rịch sửa soạn đón cái Tết riêng theo truyền thống của dân tộc mình.

HM6

Trẻ em H' Mông xúng xính đón Tết

Tùy theo từng dân tộc mà Tết đến sớm hay muộn hơn: người Hà Nhì tính theo lịch mặt trăng, bao giờ cũng ăn Tết sớm vào khoảng cuối tháng 10 đầu tháng 11 âm lịch; người Mông ăn Tết vắt từ đầu tháng chạp năm nay sang tận cuối giêng năm sau, khi mà đã uống rượu hết ở các nhà trong bản, rượu rót tràn ra bát, liên tu bất tận... “Vất vả cả năm rồi, đã đến lúc phải được nghỉ ngơi. Con trâu, cái cày, cái cuốc, thửa ruộng bậc thang... cũng cần được nghỉ. Tết là dịp mặc đẹp đi thăm thú anh em, họ hàng khắp làng trên bản dưới, uống với nhau bát rượu, ăn chung nồi thắng cố... kẻo lâu không gặp lại nhớ mặt quên tên...”- cái lý của người Mông bao đời nay vẫn hồn nhiên đến vậy.

Gầu Tào trong tiếng Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, tiếng Quan Hoả là “Sải Sán” - tức đạp núi. Nếu như người Dao đỏ có chợ tình để trai gái tâm tình tìm người yêu thì người Mông có hội “Gầu Tào” giúp trai gái nên duyên vợ chồng.

hm23

Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức theo hình thức luân phiên. Hằng năm ngườiMông đều họp và chọn một gia đình trong cộng đồng chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức. Được thay cộng đồng người Mông tổ chức hội Gầu Tào là một niềm vinh dự lớn của bất cứ gia đình dòng họ nào trong làng bản. Công việc chuẩn bị cho lễ hội được thực hiện suốt một năm, trong đó tìm và dựng cây nêu là quan trọng nhất, cây nêu được coi là cây thiêng của người Mông, là tín hiệu của hội hè, của hạnh phúc và sự no ấm. Cây nêu phải là cây mai to, ngọn dài và có lá. Trước ngày mở hội, gia đình được chọn tổ chức và cả họ hàng tập trung dựng và trang trí thật đẹp cho cây mai ở vị trí sườn đồi nơi được chọn làm địa điểm mở hội.

HM2

Cây nêu bao giờ cũng được người Mông dựng trước ngày diễn ra lễ hội hàng tuần, người trong bản hay các vùng khác nhìn thấy cây nêu đều biết rằng, năm nay làng này sẽ mở hội Gầu Tào và dân bản sẽ chuẩn bị áo váy, bố trí thời gian đi dự hội. Thấy cây nêu, trai gái ở bản trên bản dưới hẹn ước nhau đầu năm đến bên cây nêu gặp mặt.

Hết thời gian hội, gia chủ làm lễ kết thúc, cây nêu được hạ xuống. Thầy cúng đốt thẻ giấy, hốt than cho vào gáo nước, vừa đi vừa cầu khấn. Sau mỗi đoạn khấn vái, thầy lại hớp một ngụm nước phun ra xung quanh, gia chủ cầm bầu rượu hạ từ trên cây nêu đi theo sau thầy cúng, cũng hẩy rượu ra khắp nơi với mục đích cầumong sự may mắn và thịnh vượng sẽ lan tỏa đến khắp nơi. Mảnh vải đỏ mang về treo trong nhà cầu mong hạnh phúc đời đời. Nếu là hội cầu phúc, ông chủ hội chọn một đôi trai gái, một đôi nam nữ đứng tuổi đông con và họ hàng rước nêu về. Gia chủ gác cây nêu ở đằng sau nhà hoặc chẻ ra làm giát giường mong sớm có con. Nếu mở hội cầu mệnh thì rước cây nêu đến gác ở chỗ vách đá khô ráo cầu mong mạnh khoẻ.

-> Nguồn gốc Táo Quân chầu trời và cách cúng ông Công ông Táo đúng, đầy đủ nhất

Xem thêm: Top 4 địa điểm cho kỳ nghỉ dài

Tất Thảo  
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
Nhiều tuyến phố tại Hạ Long ngập nước do triều cường dâng cao
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
3 cô giáo Hải Phòng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 20/11/2024
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Bão số 9 có thể sẽ tan trên biển trước khi đổ bộ vào đất liền
Ông Nguyễn Hồ Nam: Triết lý thắng-thua cần được thay thế bằng 'win-win'
Bão số 9 ảnh hưởng đến tỉnh thành nào?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 19/11/2024
Nữ sinh Việt Nam xuất sắc cùng Đội tuyển Australia vô địch INC
Xem thêm