Thứ sáu, 26/04/2024 14:24
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/04/2024 09:49

Cựu tù Côn Đảo dùng thơ ghi lại cảm xúc ngày chiến thắng Điện Biên Phủ

Giữa những ngày tháng 5/1954, lúc này cựu tù Nguyễn Thành Hưng đang sống những ngày cùng cực trong nhà tù Côn Đảo bỗng nghe thông tin chiến thắng Điện Biên Phủ. Cả nhà tù lúc này như bừng lên sức sống để nghĩ về một ngày thoát khỏi nơi này.

Nhà tù Côn Đảo được ví như “Địa ngục trần gian” với hệ thống nhà tù khét tiếng nhất thế giới. Vì thế, hầu hết cựu tù nơi đây dù hi sinh hay được trở về cùng gia đình đều phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khiến cho cuộc sống, sức khỏe của họ trở nên khó khăn.

Một trong số ít cựu tù Côn Đảo còn sống là cụ Nguyễn Thành Hưng (sinh năm 1928), quê ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Qua lời kể của ông Nguyễn Hữu Khánh (sinh năm 1959 - nguyên cán bộ Đại học Công đoàn - Hà Nội) - người con trai thứ 2 và hồ sơ lý lịch của cụ Nguyễn Thành Hưng có thể thấy, cụ tham gia phong trào cách mạng tại địa phương từ những năm 1944.

Đáng chú ý, vào tháng 2/1952 khi đang là Bí thư Chi bộ Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh, trong một đợt càn quét của địch vào làng cụ Hưng bị bắt cùng 3 du kích, bị tra tấn và đẩy vào nhà tù Hỏa Lò sau đó bị đưa ra Côn Đảo.

"Cha tôi kể lại, những ngày tháng ở Côn Đảo trước sức ép của kẻ thù những người tù cách mạng như ông đã phải chịu vô vàn khổ cực, tra tấn tưởng chừng như không còn đường trở lại quê hương", ông Nguyễn Hữu Khánh cho biết.

Tại nhà tù Côn Đảo, tháng 10/1952 cụ Hưng cùng đồng đội tham gia đấu tranh diệt phản động và vượt tù nhưng bị bắt lại và bị giam tại xà lim biệt lập của nhà tù này hơn 1 năm. Khoảng thời gian này không dài nhưng là ác mộng với cụ và các chiến sĩ cách mạng cùng thời khác khiến cụ nhớ mãi không quên những cảm xúc lúc bấy giờ.

Tháng 7/1954 cụ Hưng được đưa từ nhà tù Côn Đảo về trao trả tại Sầm Sơn. Trở về địa phương, ngày 14/5/1957 cụ được phục hồi Đảng - tịch và chức vụ Huyện ủy viên. Tại đây cụ tiếp tục cống hiến cho phong trào địa phương và cũng từ đây những cảm xúc thơ ca bộc dậy mạnh mẽ trong tâm hồn cụ. Lúc này cụ Hưng bắt đầu dùng ngòi bút của mình để tái hiện lại những cảm xúc đã qua trong những sự kiện của cuộc đời. Đáng chú ý, theo chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Khánh, những cảm xúc về Côn Đảo luôn là những day dứt lớn lao và sâu đậm nhất với cụ, đặc biệt trong ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tiếc thay vì công việc nên tận năm 1988 cụ Hưng mới bắt đầu làm thơ và từ năm 1995 cụ bắt đầu tham gia vào Câu lạc bộ thơ Lý Thái Tổ và Câu lạc bộ thơ Đền Đô. Cũng chính từ đây hơn 100 tác phẩm thơ do cụ Nguyễn Thành Hưng chắp bút đã ra đời. Đáng chú ý, tập thơ mang tên "Những vần thơ tâm tình" do ông Nguyễn Hữu Khánh biên soạn và in đã thể hiện trọn những tâm tình một thời máu lửa của cụ Hưng nơi nhà tù Côn Đảo cũng như những cảm xúc rất đời thực khi cụ trở về quê hương.

Chia sẻ về câu chuyện của cha mình nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ông Nguyễn Hữu Khánh cho biết: “Mỗi khi nhắc đến kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, cha tôi lại xúc động khi nhớ về thời kháng chiến, nhớ những ngày tháng cùng đồng đội dầm mình trong mưa bom bão đạn để chống lại kẻ thù xâm lược. Không ít lần ông bồi hồi, mong muốn được gặp lại những người đồng đội của mình còn sống sót trong cuộc kháng chiến năm xưa để ôn lại kỷ niệm”.

Empty

Ông Nguyễn Hữu Khánh cùng cha là cụ Nguyễn Thành Hưng thăm nhà lưu niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

Cũng theo lời kể của ông Khánh, vào năm 2000 khi nhớ về những cảm xúc của ông và đồng đội tại nhà tù Côn Đảo khi nghe tin chiến thắng Điện Biên Phủ cụ Hưng đã làm bài thơ "Chiến thắng Điện Biên Phủ với Côn Đảo" trong đó có những câu mở đầu:

Nhờ chiến thắng Điện Biên

Tù binh ngoài Côn Đảo

Trao trả về đất liền

Thật là “giấc mơ tiên"

Empty

Cụ Nguyễn Thành Hưng (ngoài cùng bên phải) được Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tặng bằng khen và huy hiệu Đảng năm 2020

Ông Khánh cho hay, theo lời kể của cha mình thì những ngày tháng 5/1954 giữa những cơn kìm kẹp của địch ông và đồng đội dù không nói ra nhưng ai cũng nghĩ đến việc sẽ phải bỏ xác lại nơi đảo xa heo hút này. Chính những ngày tháng đó cụ đã phải đau đớn chứng kiến sự ra đi của những người đồng đội ngã xuống vì cách mạng.

Cuộc vượt Đảo qua lâu

Lòng thương xót buồn đau

Tám mươi mốt đồng đội

Xác chìm đắm biển sâu.

Chỉ khi nghe tin chiến thắng Điện Biên Phủ tâm hồn họ mới thực sự được sưởi ấm. Sức sống mới sục sôi trong những người tù cách mạng khi được tiếp thêm động lực để hi vọng vào ngày về mà cụ gọi là "giấc mơ tiên".

Nhân dịp 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không cụ Nguyễn Thành Hưng cũng bồi hồi nhớ lại và viết những dòng tái hiện:

Suốt mười hai ngày đêm

Bom nổ như sấm rền

Mỹ đánh phá Hà Nội

Tội ác chất chồng thêm”.

“Hà Nội lập chiến công

Điện Biên Phủ trên không

B52 tan xác

Bắt sống nhiều phi công

Không chỉ sáng tác về Điện Biên Phủ, về Côn Đảo, nhờ đa dạng đề tài nên không ít tác phẩm của cụ Nguyễn Thành Hưng đã gây chú ý trong những câu lạc bộ thơ cụ tham gia. Đặc biệt, bài thơ "Đình Bảng quê tôi" còn được phổ nhạc và phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, được nhiều người yêu thích.

Empty

Ông Nguyễn Hữu Khánh xúc động khi đọc lại những bài thơ do cha mình sáng tác

Tháng 5 lại về, dù đã ở tuổi "xưa nay hiếm", sức khỏe yếu phải nhờ tới sự chăm sóc của con cháu nhưng mỗi dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ cụ Nguyễn Thành Hưng lại bồi hồi nhớ lại những ngày cùng đồng đội nếm mật nằm gai.

Mỗi dịp như vậy cụ lại kể những câu chuyện xưa cho con cháu cùng nghe để dạy lớp trẻ về truyền thống của cha ông và coi đó như cách để tri ân những đồng đội đã nằm lại nơi Côn Đảo xa xôi.

-> Cựu chiến binh viết hàng trăm bức thư tình gửi vợ từ chiến trường

An Khánh - Thúy Ngà  
Vì sao công nghệ, máy móc ngày càng hiện đại nhưng con người lại bận rộn hơn?
5 lý do nên chọn du học nghề Đức tại Cao đẳng Việt Mỹ Hà Nội
89% khách đi buýt điện là người đi làm
Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng ngày lễ 30/4 - 1/5
Tận mắt xem thợ thủy tinh làm chiếc cốc uống bia hơi huyền thoại
Khuyến cáo 10 biện pháp phòng chống cháy nổ gia đình dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
6 cách tẩy bay mọi vết bẩn trên nệm
Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với định danh số nhà
Hành trình đến Korea Global School của một học sinh Hà Nội
Uống gì để xua tan căng thẳng mệt mỏi trước mùa thi?
Acecook Việt Nam chung tay hỗ trợ trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn với dự án 'Thả lưới ước mơ'
Vì sao ngủ đủ 8 tiếng nhưng đi làm vẫn “gật gà gật gù”?
5 lưu ý phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện mùa nắng nóng
Hành trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Hậu Lộc - tỉnh Thanh Hoá
Vụ 2 cháu bé đạp xe xuống Hà Nội tìm mẹ: Thông tin bất ngờ
2 cháu bé người Mông đạp xe từ Điện Biên xuống Hà Nội tìm mẹ: Không nhớ tên tuổi, quê quán
Chọc dịch não tủy phát hiện mắc viêm màng não do liên cầu lợn vì món 'khoái khẩu'
“Chữa lành” hay đu trend để 'rách nát' hơn?
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn
Trang Đời sống & Pháp luật đổi tên miền
Xem thêm