Thứ ba, 03/06/2025 13:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 11/03/2025 14:46

Quảng Ninh: Rừng thông hơn 20 năm tuổi đang "kêu cứu"

Nhiều hộ gia đình sinh sống ở phường Minh Thành, Đông Mai (TX Quảng Yên và phường Nam Khê (TP Uông Bí) không khỏi tiếc nuối khi cánh rừng thông của địa phương đang dần bị thu hẹp.

Chạy dọc địa phận Minh Thành, Đông Mai, Nam Khê là những cánh rừng thông cổ thụ hàng chục năm tuổi trở lên. Bao nhiêu năm nay cánh rừng thông tạo thành bức tường xanh bao quanh 3 địa phương nói trên, tuy nhiên những năm gần đây đang bị thu hẹp dần.

Rừng thông lâu năm ở địa phận phường Đông Mai (TX Quảng Yên) đang dần bị thu hẹp diện tích

Gia đình Khải sinh sống ở phường Đông Mai cho biết: “Gia đình tôi sinh sống ở đây từ lâu, khi lớn lên tôi đã thấy cánh rừng thông ở tiểu khu 47, phường Đông Mai. Tôi không nhớ rừng thông được trồng năm nào nhưng tuổi đời ít cũng mấy chục năm trở lên”.

Trải qua nhiều năm tồn tại, rừng thông vì thế đã gắn bó với biết bao thế hệ người dân ở Đông Mai, Minh Thành, Nam Khê. Không chỉ vậy, rừng thông già còn là nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình được giao khai thác nhựa.

“Cây thông góp phần ổn định cuộc sống cho người dân nhưng qua thời gian, bão gió làm gãy đổ thông, phần nào đó người dân tự ý vào rừng chặt trộm thông để lấy gỗ, cơ quan quản lý không có định hướng tái sinh nên giờ nhìn bên ngoài xanh mướt nhưng vào trong gần như rỗng hết. Bà con trước đây còn lên tận rừng thông bắc ống dẫn nước từ nguồn về sinh hoạt nhưng giờ rừng thông bị thu hẹp nên gần như mất nguồn nước. Thời gian gần đây còn có cả xe ô tô tải vào tận rừng để vận chuyển gỗ thông ra ngoài”, anh Khải tâm tư.

Theo thống kê của Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp sau bão Yagi có 2.408 cây thông nhựa ngân sách đang cho khai thác nhựa bị gãy đổ hoàn toàn

Cánh rừng thông của 3 địa phương nói trên do Trung tâm Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Ninh trực tiếp quản lý và giao cho dân địa phương khai thác nhựa. Để bảo vệ cánh rừng thông Trung tâm luôn luôn cắt cử, phân chia địa phận để lực lượng bảo vệ quản lý rừng thông, gắn trách nhiệm của người dân với việc bảo vệ từng gốc thông một.

Anh Tuyến sinh sống ở khu Trạp Khê, phường Nam Khê (TP Uông Bí) cho biết: “Cánh rừng thông ở Nam Khê đang dần bị thu hẹp, một số người dân thiếu ý thức đã lấn chiếm cả khu vực đất trồng thông. Để có một cánh rừng thông phải mất rất nhiều năm mới có thể trồng được nếu người dân không có ý thức bảo vệ thì chỉ vài năm là thành đồi trọc”.

Dù được tuyên truyền về việc bảo vệ những cánh rừng thông cổ thụ nhưng người dân vẫn tự ý chặt phá lấy gỗ

Bà Ngô Thị Nguyệt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp chia sẻ: “Toàn bộ rừng thông của Trung tâm chạy dọc từ Minh Thành, Đông Mai, Nam Khê được trồng từ năm 1987, đến những năm 2000  thì giao cho người dân trực tiếp khai thác nhựa. Để bảo vệ những cánh rừng thông Trung tâm luôn luôn có lực lượng bảo vệ túc trực, phòng cháy và ngăn chặn việc trộm cắp, chặt phá để lấy gỗ thông”.

Để gắn trách nhiệm của người dân được giao khai thác nhựa, Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp cùng với người dân có cam kết nghiêm cấm việc vận chuyển, chặt phá thông để lấy gỗ.

Những vườn bạch đàn đang dần thay thế những gốc thông cổ thụ 

Anh Nguyễn Huy Đông, nhân viên Trung tâm Khoa học và Sản xuất lâm nông nghiệp chia sẻ thêm: “Ngay từ khi giao thông cho các hộ dân, Trung tâm cũng là ghi rõ nội dung các hộ nhận rừng không được thay đổi kết cấu rừng, không được khai thác cây thông nhựa, không được mở đường tự do… Ngay cả những cây thông gãy đổ do bão chúng tôi cũng nghiêm cấm người dân chặt bỏ đưa khỏi ra rừng để tránh việc trộm cắp gỗ. Đối với hộ cá nhân khi khai thác rừng sản xuất, nhận khoán vốn cá nhân đều phải làm đơn khai báo lên Trung tâm, được sự chấp thuận của Trung tâm và kiểm lâm mới được khai thác gỗ”.

Những cánh rừng thông đã và đang tạo sinh kế sinh nhai cho nhiều hộ gia đình ở địa phương từ việc khai thác nhựa, tuy nhiên để đảm bảo tính bền vững cũng cần có sự chung tay bảo vệ của người dân cùng với đó là việc cần thiết tái tạo lại những diện tích thông bị gãy đổ do thiên tai.

V. Hùng  
Gần 70.000 hộp sữa được trao tặng trẻ em khó khăn
 Hải Phòng triển khai chiến dịch bổ sung Vitamin A liều cao đợt 1
Trời nắng nóng bật quạt có tốt không, vì sao nhiều người tránh điều này?
Người xưa chống nóng thế nào khi chưa có điều hòa?
Làm rõ việc nhân viên y tế tại Nghệ An bị hành hung
Giữ dòng điện trên đỉnh cột cao
Kiến tạo tương lai cho con từ hệ thống giáo dục TH School
Sở hữu 13 BĐS, đi làm bằng máy bay nhờ “bịa” bệnh cho người khỏe mạnh
Công ty Truyền tải điện 2 đào tạo phân tích dữ liệu với trí tuệ nhân tạo và Python
Những công trình tiêu biểu chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030
Chuyên gia quốc tế: VinFuture InnovaConnect là “nền tảng chiến lược kết nối các nhà  khoa học toàn cầu với Việt Nam”
Gia đình Phương Nam đội mưa thu hoạch vải chín sớm
Xử lý cơ sở của 'thần y' quảng cáo chữa bách bệnh bằng nước ion kiềm
Triển khai dự án lắp đặt kháng bù ngang 500kV tại 8 trạm biến áp
Phụ huynh 'chạy đua' tìm người trông con dịp nghỉ hè
5.500 sáng kiến vì sức khỏe tâm lý: Khi học sinh Vinschool làm chủ hành trình hạnh phúc học đường
Giàn khoan Đại Hùng thắp sáng nội lực ngành năng lượng Việt
Vinschool triển khai chương trình giáo dục trí tuệ nhân tạo toàn diện từ mầm non đến lớp 12
Hội KHHGĐ tỉnh Bình Thuận giúp hàng trăm người dân vùng núi tiếp cận dịch vụ y tế
Không phải lười biếng, đây mới là 6 lý do nhiều người sống bừa bộn
Xem thêm