Thứ sáu, 17/05/2024 13:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 13/08/2014 13:12

Cười nhiều không tốt như ta nghĩ

Các cụ nhà ta vẫn thường có câu “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, trên thực tế cười có rất nhiều lợi ích không chỉ về mặt tinh thần mà còn giúp nâng cao thể chất.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu khoa học mới đây thì sự thật lại không phải như vậy, nếu cười quá nhiều có thể còn gây hại cho sức khỏe của bạn.

Nó thực sự không tốt nếu bạn cười một cách giả tạo, cười ngay cả khi bạn đang cảm thấy buồn chán. Khi một ai đó cố gắng mỉm cười chỉ vì nghĩ rằng như vậy sẽ tốt hơn, hay khi họ muốn che giấu cảm xúc thật sự của mình, thì kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Do đó cũng có thể nói, một nụ cười là tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc và động lực đằng sau nó.

Phó giáo sư Anirban Mukhopadhyay tại đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho biết: “thông thường mọi người mỉm cười khi họ cảm thấy hạnh phúc, nụ cười là sự phản ánh của niềm vui. Tuy nhiên đôi khi con người cũng cười để tự đánh lừa bản thân mình, họ nghĩ như vậy sẽ tạo động lực để vượt qua nỗi buồn hay điều tương tự, hoặc đôi khi họ không muốn người khác thấy cảm xúc của mình”.

cuoi-nhieu-khong-tot-nhu-ta-nghi-giadinhonline.vn 1

Trong nghiên cứu này, Mukhopadhyay và các nhà khoa học cộng sự của mình đã tiến hành hai thử nghiệm. Trong thử nghiệm đầu tiên, 108 người được mời tham gia một cuộc điều tra. Họ được yêu cầu phải cười nhiều nhất có thể mà không có tác động gì từ bên ngoài, những người tham gia cũng phải trả lời bảng câu hỏi về mức độ hài lòng với cuộc sống của họ.

Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu chọn ra 63 người trong đó và cho họ xem những hình ảnh hài hước. Những người tham gia được yêu cầu mỉm cười nếu họ thực sự thấy những hình ảnh đó là hài hước, trong lần thử nghiệm này họ không bị ép phải cười.

Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích kết quả của hai cuộc thử nghiệm trên. Họ kết luận rằng những người không thường xuyên mỉm cười có phản ứng tiêu cực và cảm thấy không vui vẻ khi bị bắt phải mỉm cười, trong khi đó những người thường xuyên cười cảm thấy vui vẻ hơn khi tham gia hai cuộc thử nghiệm trên.

Mukhopadhyay cho biết: “Những người hay cười là do họ có tính cách vui vẻ, họ rất hay cười với những điều thú vị xảy ra trong cuộc sống, vì thế nụ cười có tác dụng tốt đối với họ. Trong khi đó, những người không thường xuyên mỉm cười là do tính cách của họ như vậy, do đó một nụ cười đối với họ chỉ là nỗ lực để cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế nó đem lại các cảm giác tiêu cực”.

Nghiên cứu của giáo sư Anirban Mukhopadhyay đã được đăng trên tạp chí Tâm lý học xã hội.

Tags:
  • Tin liên quan
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Xem thêm