Thứ hai, 29/04/2024 15:34
|
Hà nội 21*C/61%
Emagazine
Không giống như ở Việt Nam, khi phần lớn các nàng dâu mới đều phải trải qua những bỡ ngỡ, khó khăn trong thời gian đầu sống chung với gia đình chồng, thì ở Mỹ, chị Huyền lại không áp lực trong việc gọi là “nhập gia tùy tục”.

Chị Võ Thị Huyền là một cô gái Tây Nguyên chính hiệu, gia đình ba đời thuần nông gắn liền với cây cafe và núi rừng nắng gió. Lớn lên cũng như bao bạn bè trang lứa, chị Huyền cũng đi học và rời xa gia đình, tự lập ở Sài Gòn. Tại thành phố hoa lệ này, chị quen và quyết định đến với anh Jerome Sweet sau 1 năm tìm hiểu chỉ với 2 chuyến thăm Việt Nam ngắn ngủi của anh.

Chị Huyền may mắn được đoàn tụ với anh Jerome Sweet sau 4 năm yêu xa. Từ đây, cuộc sống làm dâu, làm vợ trên đất Mỹ bắt đầu.

Hành trang chị mang theo là vốn tiếng Anh “bồi” và một tâm trạng háo hức khám phá thế giới mới mà trong mắt chị đó là “thiên đường”.

co gai tay nguyen (1)

Không giống như ở Việt Nam, khi phần lớn các nàng dâu mới đều phải trải qua những bỡ ngỡ, khó khăn trong thời gian đầu sống chung với gia đình chồng, thì ở Mỹ, chị Huyền lại không áp lực trong việc gọi là “nhập gia tùy tục”. Chồng chị luôn cố gắng cho chị một cuộc sống thoải mái nhất như đang ở quê nhà, anh sẵn sàng làm quen với các món ăn ở Việt Nam.

“Chồng mình biết vợ không thể ăn mãi các món Âu nên cũng cố gắng tìm để mua những thực phẩm và gia vị Việt cho mình, anh tập làm quen với những bữa cơm canh chua, cá kho của vợ, tập thay thế gia vị trong bếp với nước mắm, xì dầu” – chị Huyền kể.

co gai tay nguyen Giadinhonline (5)

Trong cuộc sống hàng ngày, chị Huyền luôn được chồng cưng chiều hết mực. Thấu hiểu những thiệt thòi của vợ khi làm dâu xứ người, anh Jerome Sweet luôn tìm mọi cách để bù đắp.

“Là trụ cột kinh tế nhưng anh không đẩy trách nhiệm việc nhà cửa bếp núc cho mình, sau giờ làm anh thường hỏi mình tối nay muốn ăn món gì anh có thể nấu vì vợ đã ở nhà nấu nướng dọn dẹp cả ngày rồi. Anh rất yêu thích nấu ăn nên chỉ cần theo dõi mình nấu là anh có thể nấu món Việt cho mình ăn, luôn sẵn sàng làm các công việc nhà mà không phàn nàn với mình về chúng” – chị kể.

co gai tay nguyen Giadinhonline (1)

Chị Huyền là thường trú nhân hợp pháp nhưng chưa có thẻ xanh và không thể đi làm ngay khi đến Mỹ, mọi thủ tục để được cấp phép đều phải có chồng bảo lãnh. Chồng chị luôn khuyên vợ cứ thong thả không cần vội. Trước khi bị cuốn vào vòng xoáy của công việc và cơm áo gạo tiền, anh muốn vợ có thời gian nghỉ ngơi và khám phá nước Mỹ

co gai tay nguyen (2)

Tư tưởng thoải mái và cách mẹ chồng Tây đối với con dâu khiến chị Huyền quên những định kiến về mẹ chồng nàng dâu.

“Thỉnh thoảng mẹ chồng sẽ qua đón mình đến nhà chơi cùng các cháu nhỏ, mùa hè hai mẹ con sẽ đi mua hoa về trồng rồi mê mẩn dạo khắp các con phố ngắm hoa anh đào nở, cùng nhau đi mua sắm và gặp gỡ bạn bè của mẹ. Ánh mắt mẹ thích thú và đầy yêu thương mỗi lần giới thiệu cô con dâu với bạn bè, mẹ đều ôm mình vào lòng và nói với mọi người “Con gái của tôi đến từ Việt Nam”” – chị tâm sự.

co gai tay nguyen Giadinhonline (4)

Chị cảm nhận được mẹ trân trọng những việc làm dù là rất nhỏ của chị mỗi lần chị phụ mẹ làm bánh, nấu cơm, rửa chén,…

Ở tuổi 64 mẹ chồng chị vẫn có thể lên kế hoạch và lái xe ô tô hàng trăm cây số chở con dâu và con gái đi du lịch (bà gọi đây là “Woman party”), chuyến đi chỉ dành cho những người phụ nữ.

Lấy chồng phương Tây, chị Huyền gặp quá nhiều bất cập về ngôn ngữ khi sui gia muốn nói chuyện với nhau lắm mà chỉ biết nhìn nhau qua video messenger cười và nhắn nhủ đôi lời thông qua mình. Nhưng đổi lại bố mẹ chồng luôn tôn trọng cuộc sống riêng tư, quan niệm sinh con sớm hay muộn của vợ chồng chị, luôn ủng hộ chị đi du lịch khám phá nước Mỹ.

co gai tay nguyen (3)

Cũng như bao cô dâu Việt khác khi đến Mỹ, xa quê hương, gia đình, một thân một mình ở nơi đất khách, chị Huyền không tránh khỏi những giây phút tủi thân. Ở đây không có nhiều người Việt sinh sống nên các hoạt động và nhu yếu phẩm dành cho người Việt không nhiều, có lúc chị dường như cảm thấy bản thân bị bó hẹp lại trong phạm vi chỉ có chồng và gia đình chồng.

Nhiều khi chị cảm thấy lạc lõng như gà con lạc mẹ và thèm bắt gặp được đồng hương để thao thao bất tuyệt về cuộc sống mới. Khao khát được ai đó chia sẻ những trải nghiệm của họ khi vừa đến Mỹ để bản thân có thêm động lực và cố gắng. Thèm được lê la quán cafe quen thuộc mỗi buổi sáng chủ nhật, thèm được nói tiếng mẹ đẻ thay vì bập bẹ vốn ngoại ngữ nghèo nàn khó hiểu, hay chỉ đơn giản là thèm bữa cơm thuần Việt bên gia đình.

co gai tay nguyen Giadinhonline (2)

Mặc dù ngược múi giờ nhưng hàng ngày chị Huyền vẫn video call về cho ba mẹ. Dù vậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương không khi nào vơi bớt. Sống mũi vẫn cay mỗi khi những ngày cuối đông về và nghĩ đến Tết sắp đến gần, cảnh cả gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên nhưng chỉ thiếu mỗi con gái út, thấm thía cảm giác của bao người Việt xa quê, dù đi đâu, ở đâu Tết vẫn muốn trở về nhà.

co gai tay nguyen (4)

Tạm gác lại nỗi nhớ nhà, tủi thân và lạc lõng nơi xứ người, chị Huyền đã tự vực dậy bản thân vì cuộc sống Mỹ thực sự không hề dễ dàng và đầy màu hồng. Ngoài sự quan tâm và yêu thương của gia đình chồng, chị Huyền vẫn gặp rất nhiều khó khăn để có thể hoà nhập với cuộc sống nước sở tại, cả những điều đơn giản nhất như đi lại, thói quen ăn uống, đặc biệt là ngôn ngữ.

“Mình không biết có thể làm công việc gì và phải bắt đầu từ đâu? Mình đã khóc một mình khi nghĩ rằng thậm chí bản thân không thể tự lái xe đến siêu thị để mua một bó rau mình cần cho bữa tối, điều đơn giản đó đã khiến mình bắt đầu áp lực về tinh thần và mất phương hướng, mình dường như muốn bỏ cuộc để quay về Việt Nam. Rồi mình nhận ra đã lãng phí khá nhiều thời gian để trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể chủ động cho cuộc sống trước khi muốn bắt đầu đi làm” – chị Huyền tâm sự.

co gai tay nguyen Giadinhonline (3)

Sau 6 tháng ở nhà, chị Huyền đã thuyết phục được chồng tiến hành các thủ tục bảo lãnh hồ sơ xin giấy phép để đi làm, và thi bằng lái xe. Với vốn tiếng Anh ít ỏi và sự giúp đỡ của bạn bè ở xa, chị bắt đầu tìm hiểu và tự làm hồ sơ để tiết kiệm chi phí thuê luật sư, chủ động mua cho một chiếc xe đạp để có thể đi siêu thị khi cần trong thời gian ôn thi bằng lái.

Giờ đây sau 1 năm xa nhà làm dâu trên nước Mỹ, chị Huyền đã tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, tự lái xe đi siêu thị hay đi thăm bạn bè. Nhờ tham gia các hoạt động ở chùa, chị đã gặp gỡ và làm quen với một số anh chị người Việt Nam rồi từ những mối quan hệ đó chị bắt đầu đi làm và có thêm thu nhập để chủ động trang trải thêm cho cuộc sống và phụ giúp ba mẹ ở quê nhà. Trong suốt quá trình đó, chồng và gia đình chồng luôn bên cạnh hỗ động viên chị.

“Bằng sự chân thành của mình dành cho gia đình chồng, mình cũng đã được nhận từ anh, bố mẹ và em gái chồng có lẽ là nhiều hơn những gì mình đã cho đi, gia đình anh đã dành cho mình những điều ngọt ngào như cái tên “Sweet” của họ vậy. Và nước Mỹ đã là nhà của mình như thế”, chị Huyền chia sẻ.

Thùy Linh  
Gia đình sao Việt cho con nghỉ lễ 30/4-1/5: Quỳnh Anh đi Disneyland,  Hà Kiều Anh chinh phục Fansipan
Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khi nào?
Áo chống nắng dày hay mỏng chống tia UV tốt hơn?
4 mỹ nhân Việt lấy chồng Ấn Độ: Người là phú bà, người viên mãn vẹn toàn
Vì sao đàn ông thích đồng hồ, phụ nữ lại chi
Ngủ bên chồng, mơ làm
Cảnh báo 5 thủ đoạn lừa đảo du lịch dịp nghỉ lễ 30/4  và 1/5
Bị hỏng xe trên cao tốc, gia đình 10 người được CSGT hỗ trợ về quê nghỉ lễ
Độc đáo cổng thành cổ kính lớn nhất Hoàng thành Thăng Long xưa
Tại sao có nhiều tiền nhưng không cảm thấy giàu có?
Cao huyết áp uống rượu ảnh hưởng như thế nào?
Mẹo giữ đồ có giá trị an toàn khi đi máy bay
Xem thêm