Thứ tư, 15/05/2024 11:15
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 03/04/2020 06:44

Chống dịch COVID-19, cần lắm sự chung tay của cộng đồng và doanh nghiệp

Dịch COVID-19 đang gây ra nhiều khó khăn cho người dân ở mọi mặt đời sống. Việc chung tay của cộng đồng, doanh nghiệp lúc này chính là động lực giúp người dân cùng Chính phủ chung tay vượt qua đại dịch.

Hàng triệu người mất việc, không có thu nhập do dịch COVID-19

Đầu năm 2020, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 bùng phát nghiêm trọng, phức tạp, khó lường, chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động.

Tính đến 6h ngày 3/4, Việt Nam phát hiện 233 người mắc COVID-19 trong đó có 75 trường hợp được công bố khỏi bệnh và ra viện.

Để ngăn chặn dịch bệnh, chính phủ đã thực hiện biện pháp đóng cửa các tụ điểm công cộng, khu vui chơi và tiến hành cách ly toàn xã hội trong 15 ngày.

Empty

Thất nghiệp tăng lên rõ rệt trong những ngày dịch bệnh (Ảnh minh họa)

Dịch bệnh đang thực sự ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Các doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là các ngành sản xuất công nghiệp, dệt may, da giày, du lịch, dịch vụ, giao thông và xuất nhập khẩu… gần như tê liệt.

Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, cắt giảm lao động hoặc giảm tiền lương đã khiến cho hàng triệu người lao động mất việc làm, không có thu nhập.

Người lao động không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày

Đi đi lại lại giữa các quầy sữa, hết cầm lên rồi lại đặt xuống… chị Nguyễn Thị N. (25 tuổi, Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết đang chọn mua sữa cho con 4 tháng tuổi. Thế nhưng, giá sữa thì cao mà 2 tháng nay vợ chồng chị không có thu nhập do ảnh hưởng dịch nên phải đắn đo, cân nhắc kỹ.

Chị N. cho biết: “Hai vợ chồng tôi quê Hà Nam lên Hà Nội thuê trọ để làm việc. Chồng tôi làm hướng dẫn viên du lịch. Thế nhưng do dịch bệnh, từ sau Tết anh không có thu nhập. Tôi cũng mới sinh cháu không thể giúp được gì. Hai vợ chồng trẻ chưa có tích lũy, bố mẹ ở quê cũng khó khăn nên chẳng thể trông chờ”.

Empty

Cuộc sống của người bán vé số dạo cũng rơi vào lao đao khi người dân hạn chế ra đường (Ảnh minh họa)

Hàng tháng, vợ chồng chị vẫn phải trả đủ tiền thuê nhà, tiền điện nước và sinh họat phí. “Bữa cơm của hai vợ chồng thì có gì ăn nấy rồi nhưng còn sữa cho con làm sao không có được” – chị N. chia sẻ.

Cũng ảnh hưởng do dịch COVID-19, bà Bùi Thị.L (74 tuổi, Xuân Đỉnh – Hà Nội) ngồi thẫn thờ ở bậc cửa, thỉnh thoảng lấy tay bóp bóp cánh tay, cầu gối nhức mỏi. Bà L. cho biết: “Tuổi già nên sinh ra lắm bệnh. Tôi bị khớp. Cứ mấy tháng con trai lại mua cho tôi ít thuốc bổ. Thế nhưng từ 1 một tháng nay, cửa hàng ăn của nó phải đóng cửa nên tôi cũng không trông chờ gì”.

Từ trong nhà, anh Đ. Con trai bà L. đi ra cho biết, anh vừa vay ngân hàng 300 triệu để mở cửa hàng ăn. Công việc đang thuận lợi thì dịch bệnh bùng phát. Ban đầu, cửa hàng thưa thớt người, duy trì được tiền thuê mặt bằng nhưng giờ thì phải đóng hẳn.

Trong khi đó, hàng tháng anh vẫn phải trả tiền thuê 20 triệu đồng. Nếu bây giờ trả lại mặt bằng thì anh mất luôn 20 triệu tiền cọc cộng với số vốn anh mới bỏ ra để trang trí cửa hàng, nhưng nếu cứ trả tiền thuê và lãi ngân hàng mỗi tháng thì không biết đến bao giờ mới hết.

Cần lắm sự chung tay của cộng đồng, doanh nghiệp

Trước những khó khăn của người dân do ảnh hưởng dịch COVID-19, chiều 31/3, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách bảo đảm an sinh xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Thủ tướng đã nhấn mạnh phải lo cho cuộc sống nhân dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, người làm bán thời gian, người mất việc làm… để họ có thu nhập bảo đảm đời sống ở mức tối thiểu.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải giảm giá các dịch vụ hàng hóa thiết yếu khác. Đồng thời với gói tài chính, tiền tệ, hiện các ngân hàng đã triển khai giãn, hoãn nợ, giảm lãi suất, Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước không chỉ triển khai gói 250.000 tỷ đồng mà phải lớn hơn. Khuyến khích gói tài khóa thông qua giảm thuế, phí, tăng chi tiêu công… không chỉ dừng lại ở 30.000 tỷ đồng mà phải nâng lên 150.000 tỷ đồng để tăng hỗ trợ.

Hiện tại, nhiều tỉnh thành, doanh nghiệp đã có chính sách hỗ trợ người dân như TP.HCM chi 2.700 tỷ đồng hỗ trợ chống dịch COVID-19. Theo đó, người lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng.

Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) chính thức thông báo thực hiện miễn tiền sử dụng nước cho các hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch Covid-19 (trừ khu cách ly trên địa bàn H.Củ Chi do khu vực này đang được Công ty CP hạ tầng nước Sài Gòn cung cấp nước) trong 3 kỳ (tháng), từ kỳ 4 đến kỳ 6 năm 2020.

Tập đoàn điện lực VN (EVN) có chính sách miễn, giảm giá điện cho các khu vực cách ly tập trung, viện xét nghiệm, bệnh viện đang thực hiện nhiệm vụ chữa trị bệnh nhân Covid-19.

Riêng ở lĩnh vực dinh dưỡng, mới đây Sữa Cô Gái Hà Lan đã thực hiện chương trình “Dinh dưỡng yêu thương, chung tay chia sẻ”.

Theo đó, trong thời gian từ ngày 1/4 đến 14/4/2020:

- Tại các siêu thị trên toàn quốc (trừ CoopMart, Aeon, Mega, 7-Eleven và GS25): Sữa tươi Cô Gái Hà Lan được bán với mức đồng giá đặc biệt là 5.000 đồng/hộp 180ml.

- Tại các kênh thương mại điện tử (bao gồm Lazada, Tiki): Khách hàng được miễn phí giao hàng khi mua các sản phẩm sữa tươi Cô Gái Hà Lan, thức uống dinh dưỡng Yomost và Fristi.

Đại diện FrieslandCampina Việt Nam, bà Tạ Thúy Hà - Giám đốc Ngành hàng Sữa tiêu dùng cho biết: “Chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị tiên phong đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Y tế để hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu và người dân vùng dịch. Với chương trình “Dinh dưỡng yêu thương, chung tay chia sẻ”, Sữa Cô Gái Hà Lan cũng tiên phong góp phần vào việc hỗ trợ cho người tiêu dùng trên mọi mặt trận".

Với lời kêu gọi Chung Tay Chia Sẻ (#chungtaychiase), Sữa Cô Gái Hà Lan mong muốn dù là cá nhân hay doanh nghiệp, cùng nhau, chúng ta sẽ đóng góp được một phần nhỏ nhằm giảm bớt khó khăn của hàng triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước, giúp mọi người tăng thêm sức khỏe và niềm tin chiến thắng đại dịch.

Dịch COVID-19 đang tiếp tục diễn biến phức tạp và được dự báo sẽ gây ra nhiều khó khăn cho đời sống xã hội nói chung và người dân nói riêng. Vì thế, việc có thêm nhiều chính sách hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp như giảm giá các mặt hàng thiết yếu sữa, thuốc, điện, nước… được cho là sẽ giúp người dân có thêm động lực vượt qua những khó khăn do dịch bệnh.

Xem thêm video: Gần 700 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch

An Nguyên  
Acecook Việt Nam tiếp tục đồng hành tuyên truyền an toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách
Hơn 130 phụ huynh Hải Phòng được tư vấn về chăm sóc SKSS vị thành niên
Sản phụ sốc phản vệ sau khi uống thuốc hạ huyết áp
Phẫu thuật nội soi thành công cho cụ ông 75 tuổi bị u tiền liệt tuyến
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Gần 150 golfer Hà Tĩnh đấu giá 2 vật phẩm hơn 350 triệu đồng gây Quỹ Tấm lòng Vàng
Khởi động hành trình Trái tim cho em 2024: Để không em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Cứu sống cụ ông 75 tuổi mắc nhiều bệnh nền nguy kịch
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Xem thêm