Thứ hai, 20/05/2024 06:30
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 01/10/2023 05:00

Chôn lấp rác thải "khuất mắt" nhưng gây nguy hại, ô nhiễm môi trường

Các chuyên gia cho rằng, việc thu gom rác thải về bãi chôn lấp tập trung chỉ để “khuất mắt” người dân, nhưng thực tế là di chuyển ô nhiễm riêng lẻ về một chỗ, ô nhiễm lớn hơn. Giải pháp này gây hại cho môi trường nghiêm trọng, nhất là nguồn nước .

Ô nhiễm rác thải nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Mỗi năm, lượng rác thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra biển.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển – nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

cho lap rac thai

Việc chôn lấp, đốt rác thải khiến tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng (Ảnh minh họa)

Chia sẻ tọa đàm trực tuyến chủ đề: “Giải pháp phân loại trác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức, PGS. TS Bùi Thị An - Viện trưởng viện tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, nguyên Đại biểu quốc hội khoá XIII cho rằng, “công nghệ” xử lý rác thải ở nước ta hiện nay vẫn chủ yếu là… chôn lấp tập trung tại các bãi rác được quy hoạch. Trong khi đây không phải là giải pháp hiệu quả, chỉ là giải pháp tình thế và không còn phù hợp trong thời điểm hiện tại và tương lai.

“Việc chôn lấp và đốt rác thải tiếp tục tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường. Do chúng ta không phân loại nên chôn tất cả các loại rác không thể tái chế được. Phân loại rác cần phải có ý thức, đồng bộ, bên cạnh đó còn có thể tái sử dụng rác thải nhựa”, PGS. TS Bùi Thị An nói.

Empty

PGS. TS Bùi Thị An chia sẻ tại tọa đàm “Giải pháp phân loại trác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức

Tại tọa đàm, TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay mặc dù đã có tuyên truyền nhưng chúng ta vẫn lúng túng trong việc phân loại rác tại nguồn.

"Phần lớn các chai nhựa có giá trị kinh tế được thu mua để tái chế tuy nhiên với túi nilon thường bị vứt bỏ bừa bãi. Trung bình mỗi gia đình dùng 7 - 9 túi nilon một ngày nhưng không thể tái chế nên gây ô nhiễm môi trường", TS. Hoàng Dương Tùng cho hay.

Cũng theo vị chuyên gia, việc chôn lấp rác thải ở các bãi chứa thải đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, vừa lãng phí quỹ đất, lãng phí khối lượng lớn rác có thể tái chế. Đặc biệt, việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được chú trọng nên gây ra nhiều khó khăn trong khâu xử lý.

Việc thiếu công nghệ, nguồn lực… đang là cản trở lớn cho việc tiến hành các giải pháp thu gom, tái sử dụng rác thải hiệu quả.

Empty

TS. Hoàng Dương Tùng chia sẻ tại tọa đàm

“Vẫn còn một lượng lớn rác thải chưa được thu gom đầy đủ, nhiều bãi rác chôn lấp chưa hợp vệ sinh, tình trạng rác thải gây ô nhiễm đất và nước, tắc nghẽn hệ thống thoát nước, công nghệ đốt không phù hợp, gây khí thải ô nhiễm không khí diễn ra khá phổ biến”, TS. Hoàng Dương Tùng cho hay.

Do đó, các chuyên gia cho rằng để hình thành ý thức phân loại rác thải từ gia đình cần có những quy định, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng để từ đó hình thành thói quen cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình góp phần hình thành thói quen cho toàn xã hội, góp phần bảo vệ môi trường sống.

-->> Mỗi hộ gia đình đang sử dụng tới 7 - 9 túi ni lông một ngày

Thúy Ngà  
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Xem thêm