Thứ năm, 16/05/2024 18:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 28/09/2023 06:00

Mỗi hộ gia đình đang sử dụng tới 7 - 9 túi ni lông một ngày

Trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 7-9 túi ni lông/ngày. Đa phần các túi ni lông chỉ sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm. Đây là nhận định được TS. Hoàng Dương Tùng đưa ra tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình”.

Với ưu điểm giá thành rẻ, tiện dụng và bền chắc, túi nilon đang là vật dụng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Tuy nhiên chính thói quen sử dụng túi nilon hàng ngày đang âm thầm gây ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Giải pháp phân loại rác thải nhựa tại gia đình” do Tạp chí Gia đình Việt Nam phối hợp với Công ty CP Acecook Việt Nam tổ chức sáng ngày 27/9, TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho biết hiện nay, vấn đề ô nhiễm trắng tại nhiều nơi đang diễn ra nghiêm trọng. Nguyên nhân xuất phát từ việc người dân thải ra quá nhiều rác thải nhựa, trong đó có túi ni lông.

rac ne

TS. Hoàng Dương Tùng - Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm chúng ta sử dụng hơn 30 tỷ túi ni lông. Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có đến 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường, trong đó lượng rác thải túi ni lông chiếm 7 - 8% (tức là khoảng 5,6 - 6,4 tấn)

Điều đáng nói là việc xử lý và tái chế rác thải nhựa còn nhiều hạn chế khi có đến 90% rác thải nhựa được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế.

Trên thực tế, túi nilon là vật liệu rất khó phân hủy. Thời gian mất từ 500 - 1000 năm mới phân hủy trong môi trường tự nhiên. Túi ni lông khi bị vứt bừa bãi và phân hủy trong môi trường tự nhiên sẽ làm phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất.

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, khi túi ni lông trôi nổi ra đại dương, sông hồ hay tồn tại nhiều năm trong mặt đất, chúng phân rã thành các hạt vi nhựa tồn tại trong nước, trong đất được các loài sinh vật nuốt phải trở thành vật trung gian theo chuỗi thức ăn vào con người.

Ngoài ra, hiện nay việc mua hàng online hoặc mua đồ ăn nhanh cũng ngày càng phổ biến, đi kèm với đó là sự gia tăng bao bì nhựa. Không ít người dùng túi ni lông hoặc hộp xốp để đựng thực phẩm nóng ở 78 - 80 độ C, hay màng bọc ni lông bị nóng chảy sau khi làm nóng thức ăn trong lò vi sóng sẽ dễ dàng thôi nhiễm vi nhựa vào thức ăn.

Các hạt vi nhựa này đi vào cơ thể sẽ gây nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Khi các hạt này tích tụ đến một lượng nhất định, có thể gây nên hiện tượng rối loạn miễn dịch, hình thành cục máu, gây các bệnh ung thư, đặc biệt là có thể gây các bệnh dị tật cho thai nhi (quái thai).

9859-1677408200-tuinilon-moitruongvadothi

Sử dụng túi ni lông là thói quen của nhiều gia đình hiện nay (Ảnh minh họa)

Những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra những chính sách quyết liệt nhằm giảm thiểu rác thải nhựa nói chung và túi ni lông nói riêng. Điển hình như quy định về việc túi ni lông được sản xuất tại hộ gia đình, tại cơ sở sản xuất phải tuân thủ các tiêu chí thân thiện với môi trường hay quy định áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông.

Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, các cơ quan đoàn thể, chính quyền từ Trung ương tới địa phương cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, luôn tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ về tác hại của chất thải nhựa tới sức khỏe con người và môi trường sống. Tuy nhiên theo TS. Hoàng Dương Tùng, hiện nay người dân vẫn gặp khó trong việc giảm sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt khi việc sử dụng túi ni lông đã trở thành thói quen của nhiều người.

"Phần lớn các chai nhựa có giá trị kinh tế được thu mua để tái chế tuy nhiên với túi nilon thường bị vứt bỏ bừa bãi. Trung bình mỗi gia đình dùng 7-9 túi nilon một ngày nhưng không thể tái chế nên gây ô nhiễm môi trường" - ông Hoàng Dương Tùng cho hay.

Chính vì thế để người dân hình thành thói quen sử dụng túi ni lông an toàn, góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường, TS. Hoàng Dương Tùng cho rằng việc thực hiện các quy định như đánh thuế túi ni lông cần quyết liệt hơn.

Cụ thể, nếu một người trả tiền mua hàng ở siêu thị thì khoản tiền này đã bao gồm thuế túi ni lông. Như vậy, việc đánh thuế vào việc tiêu thụ sẽ ngay lập tức điều chỉnh hành vi người dùng, góp phần giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này.

Ngoài ra, việc đánh thuế vào một sản phẩm thì cần phải có những sản phẩm thay thế để người tiêu dùng lựa chọn, qua đó giúp người dân hình thành thói quen sử dụng những loại túi thân thiện với môi trường hoặc các loại túi vải dùng nhiều lần.

PV  
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Giúp sĩ tử làm mát cơ thể để tăng tốc ôn thi dưới “chảo lửa” mùa hè
4 sai lầm làm tủ lạnh dễ hỏng khi sử dụng trong mùa hè
Nhiều hoạt động xã hội của SHB tại Điện Biên
T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho người nghèo tỉnh Điện Biên
Nữ bác sĩ bệnh viện K gặp tai nạn hi hữu, nguy cơ bị liệt 2 chân
Ngược biên giới gặp anh nông dân hiến tặng 4.000m2 đất xây trường
Cô gái Lào 'hồi sinh' trên giường bệnh viện Bạch Mai
Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bật điều hòa trước hay sau khi đóng cửa?
Xem thêm