Thứ hai, 30/06/2025 01:19     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 11/10/2022 08:52

Cha mẹ có cần xin phép khi ôm hôn con?

Mong muốn được ôm hôn con cái có lẽ là một trong những cảm xúc thuần khiết và tự nhiên nhất của cha mẹ. Những cử chỉ âu yếm này được xem là cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên, các nhà trị liệu tâm lý chia sẻ một vài câu chuyện đáng phải suy ngẫm xoay quanh những cái ôm hôn này.

Bài viết của chuyên gia truyền thông Rituparna Chatterjee đăng trên Twitter gần đây đã thu hút các bậc cha mẹ tham gia thảo luận về cách dạy cho trẻ mầm non và học sinh trung học về sự đồng ý.

Rituparna viết: “Tôi có biết một cô bé không thích được ôm hôn hoặc bế, trong khi cha mẹ của cô bé thì ngược lại. Đứa con 6 tuổi của tôi thường cố thoát khỏi vòng tay của những người lạ, ngoảnh mặt đi khi được yêu cầu ôm ai đó. Chính vì thế, tôi đã tập cho mình cách xin phép con gái mình: Mẹ có thể ôm con một cái không? Nếu con bé từ chối, tôi sẽ không làm”.

Nhiều bậc cha mẹ đã tham gia thảo luận vào chủ đề này và họ nhận thấy có vấn đề trong việc xin phép trẻ trước khi thể hiện sự quan tâm của mình thông qua những cái ôm hay nụ hôn.

om hon Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa

Sự cho phép của con trẻ rất quan trọng

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cho rằng, điều quan trọng nhất là làm cho một đứa trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn. Ngay cả khi điều này có thể khiến người lớn cảm thấy thiếu thốn khi không được ôm hôn trẻ con.

Nhà tâm lý học lâm sàng Seema Hingoranny nói: “Trẻ em ngay cả khi còn nhỏ vẫn đang học về sự đồng ý. Vì thế, cha mẹ và người lớn tuổi nên xin phép bọn trẻ trước khi thể hiện tình cảm. Nếu trẻ không thoải mái, tốt nhất nên dừng lại”.

Seema tin rằng bằng cách áp dụng điều này, cha mẹ dạy trẻ tự tin. Trẻ đang học về ranh giới giữa các cá nhân, yêu cầu được cha mẹ tôn trọng và chấp nhận dưới bất kỳ hình thức nói “không” nào.

Yêu cầu trẻ đồng ý là xây dựng mối quan hệ an toàn giữa cha mẹ và con cái

Jessica MacNair, một nhà trị liệu từ Arlington, Virginia, người có hơn 20 năm kinh nghiệm, chia sẻ ý kiến của mình về chủ đề này. Cô có nhiều lời khuyên đắt giá giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ an toàn với con cái. Trong số đó có những lời khuyên như “không bao giờ lấy thức ăn làm phần thưởng”, “không nhận xét về cơ thể của người khác”, “cần phải nhận được sự đồng ý trước khi ôm con con mình”.

Giải thích lời khuyên của mình, cô nói: “Để trẻ có thể độc lập, trưởng thành hơn, chúng cần phải học cách biết từ chối. Trẻ làm được điều này từ nhỏ là điều rất quan trọng. Trong khi đó, nhiều cha mẹ không nhận ra điều này”.

Theo Jessica MacNair, việc trẻ từ chối cha mẹ ôm hôn có thể khiến người lớn cảm thấy nó như một lời từ chối có tính xúc phạm. Nhưng cha mẹ cần nhớ rằng, trẻ không nợ nần bạn bất cứ điều kỳ, chúng cần phải độc lập trong suy nghĩ, ngay cả khi đó không phải là điều bạn muốn.

om hon Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Nhà tâm lý học lâm sàng Seema Hingoranny khuyên cha mẹ nên dạy hoặc thảo luận với con mình về sự đồng ý và cách từ chối thông qua các câu chuyện. Cha mẹ có thể làm điều đó bằng cách sử dụng các nhân vật động vật trong các tình huống khác nhau.

Heena Ubaid, chủ một trung tâm giữ trẻ tại Mỹ, chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc giảng dạy cho trẻ hiểu về sự đồng ý quan trọng như thế nào.

Cô ấy nói, “Tôi có 2 đứa con. Trong khi con gái tôi biểu cảm và không ngại ôm hay vỗ vào má con, thì con trai tôi sẽ không ổn nếu ai khác ngoài chồng tôi hoặc tôi hôn hoặc âu yếm con. Tôi chắc chắn tin rằng xin phép một đứa trẻ là một cách tốt để bắt đầu bất kỳ tương tác nào, vì bạn đang làm cho chúng cảm thấy an toàn và thoải mái . Tôi sử dụng cách kể chuyện như một cách để dạy sự đồng ý, vì bọn trẻ dễ tiếp thu điều đó hơn”.

-> Dạy con chọn bạn từ mẫu giáo

T. Linh (Theo Brightside)  
Cha mẹ nào cũng muốn con thông minh nhưng lại tập 4 thói quen khiến trẻ mất dần trí tuệ
Trẻ em bị 'đe dọa' từ trong gia đình: Bạo lực không phải cách để dạy dỗ hay xây tổ ấm
Từ bao giờ con trở thành câu chuyện 'bán buôn' của người lớn
Nam sinh 14 tuổi đột nhiên 'biến mất' để xem ai thực sự quan tâm
Trẻ dưới 6 tuổi là chiếc 'camera sống', cha mẹ gieo gì sẽ gặt lại như thế
90% cha mẹ có 3 thói quen này mà không hay biết đang âm thầm làm hỏng con
Rèn trí thông minh cho trẻ dưới 5 tuổi tại nhà qua trò chơi trốn tìm
Trẻ sơ sinh có 4 đặc điểm này chứng tỏ IQ cao, càng lớn càng thông minh
“Bố bỉm sữa” trầm cảm, viêm khớp sau 1 năm ở nhà trông con
Vun đắp tình yêu nước cho con từ những điều giản dị
Trẻ biết đi sớm có phải do thông minh?
Định hướng tương lai cho con, lỡ bỏ qua 5 giai đoạn 'vàng' này coi như hỏng
Con vừa vào lớp 1 đã có 'người yêu'
Nâng cao kỹ năng tự học nhờ siết chặt dạy thêm, học thêm
Trẻ chập chững học đi nên mang giày hay chân đất tốt hơn?
Sự thật 3 môn thể thao khiến trẻ bị lùn khi chơi quá sớm
Rèn nếp sinh hoạt mới khi con không còn học thêm
Xem thêm