Thứ năm, 25/04/2024 22:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/12/2021 19:00

Cảnh báo: Căng thẳng thường xuyên có nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý nguy hiểm nếu không được giải quyết và điều chỉnh.

Trong cuộc sống hiện đại, sức tải của công việc và áp lực gia đình khiến nhiều người rơi vào tình trạng stress. Căng thẳng là một kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cá nhân, một phản ứng khi không thể giải quyết được kích thích hoặc một quá trình điều chỉnh tâm lý.

Empty

Căng thằng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân dẫn đến căng thẳng

Căng thẳng quá mức cũng có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống, công việc và học tập. Lúc này, điều quan trọng nhất là nhận ra nguyên nhân dẫn đến căng thẳng và tìm cách giải tỏa, điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân chính như:

+ Yếu tố xã hội: Suy thoái kinh tế và bất ổn chính trị.

+ Yếu tố công việc: Những nhiệm vụ công việc nặng nhọc, đồng nghiệp hay bị thất nghiệp.

+ Yếu tố môi trường: Tiếng ồn, sự đông đúc, ô nhiễm môi trường.

+ Khả năng và kỳ vọng cá nhân: Kỹ năng giải quyết vấn đề kém, giao tiếp giữa các cá nhân kém, lý tưởng và tham vọng không được thực hiện.

+ Các sự kiện lớn trong cuộc sống: Các mối quan hệ tan vỡ, gia đình thay đổi, bất kỳ sự kiện nào không mong muốn xuất hiện.

+ Yếu tố sức khỏe: Bệnh kéo dài và chức năng sinh lý suy giảm.

Empty

Ảnh minh họa

Triệu chứng của căng thẳng

Chúng ta có thể quan sát những phản ứng của cuộc sống hàng ngày từ 4 khía cạnh để hiểu liệu bạn có đang phải chịu quá nhiều áp lực hay không. Ngoài ra, nếu nhận thấy mình mắc phải các tình trạng dưới đây, nên điều chỉnh hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia càng sớm càng tốt.

Thay đổi tâm trạng

Khó chịu, khóc lóc, trầm cảm, cáu kỉnh và các dấu hiệu bất ổn khác về cảm xúc, thậm chí là sợ hãi, hoảng sợ và tăng sự mất lòng tin vào người khác.

Thay đổi hành vi

Dễ phàn nàn, chỉ trích, hoặc có biểu hiện nghiện rượu, thuốc lá và xu hướng tự tử dễ xảy ra hơn trong những trường hợp nghiêm trọng.

Phản ứng trí tuệ

Hay quên, thiếu tập trung, giảm trí tưởng tượng hoặc khả năng sáng tạo và phản ứng chậm.

Căng thẳng dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm

Ngoài những thay đổi về tâm lý, thể chất và hành vi, căng thẳng cũng có thể có những tác động cấp tính và mãn tính gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh.

Empty

Ảnh minh họa

Căng thẳng cấp tính

Căng thẳng có thể tác động ngay đến cơ thể con người, nếu không được giải tỏa kịp thời, về lâu dài có thể vượt quá sức chịu đựng của cơ thể, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh. Các tác động cấp tính của căng thẳng đối với cơ thể: mệt mỏi, lo lắng, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, không chú ý, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim.

Bệnh tim mạch

Căng thẳng trong thời gian dài sẽ liên tục kích thích thần kinh giao cảm và adrenaline khiến huyết áp tăng cao, các động mạch nhỏ co lại, tích tụ mỡ, có thể dẫn đến huyết khối và xơ cứng động mạch, cuối cùng là cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.

Đột quỵ

Cảm xúc căng thẳng có thể làm cho huyết áp dao động, dễ tác động vào thành trong của động mạch cảnh não, có thể làm cho các mảng xơ cứng trong mạch máu bị vỡ hoặc rơi ra, tạo ra các cục máu đông cấp tính trong mạch máu và gây ra đột quỵ.

Bệnh đường tiêu hóa

Căng thẳng trong thời gian dài có thể thúc đẩy quá trình tiết axit dịch vị quá mức gây viêm loét dạ dày, đồng thời làm thay đổi nhu động đường tiêu hóa và gây chướng bụng, tiêu chảy, nếu chức năng đường ruột bất thường trong thời gian dài dễ gây ra hội chứng ruột kích thích.

Bệnh tâm thần

Mặc dù căng thẳng không trực tiếp gây ra bệnh tâm thần nhưng nếu không được điều chỉnh hoặc giải tỏa kịp thời, nó có thể dẫn đến căng thẳng tinh thần quá mức, gây trầm cảm, ám ảnh, lo lắng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các rối loạn tâm thần khác khi tích tụ trong một khoảng thời gian dài.

Rối loạn chức năng miễn dịch

Khi bị căng thẳng, vỏ thượng thận sẽ tiết ra cortisol, tiếp tục căng thẳng có thể làm tiết quá mức cortisol, lâu ngày khiến hệ miễn dịch bị ức chế và gây rối loạn chức năng miễn dịch.

Bệnh tiểu đường

Căng thẳng mãn tính trong thời gian dài sẽ kích thích tiết cortisol, cortisol tiếp tục tăng quá mức sẽ làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, khi căng thẳng sẽ làm tiết quá nhiều adrenaline, đồng thời làm tăng lượng đường trong máu. Nếu đã là bệnh nhân tiểu đường, bạn càng nên chú ý đến việc kiểm soát cảm xúc căng thẳng, khi căng thẳng dẫn đến tăng cortisol, nó sẽ gián tiếp triệt tiêu tác dụng của insulin, khó kiểm soát lượng đường trong máu và gây hại cho cơ thể.

-> Quan hệ tình dục giúp giảm stress và cải thiện sức khỏe

Xem thêm: Vì sao không nên ngủ sau khi ăn no (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly  
Bé trai 3 tuổi ngộ độc chì nguy kịch sau khi uống thuốc nam
Bổ sung chất xơ đúng cách tránh đầy hơi, chuột rút
Hà Nội vào đỉnh dịch tay chân miệng: Chuyên gia chỉ dấu hiệu không nên chủ quan
Mắc Covid-19 liên tục trong 613 ngày
Cô đơn làm tăng 50% nguy cơ mất trí nhớ
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Xem thêm