Cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ?
Cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ là thắc mắc và cũng là lo lắng chung của nhiều bậc cha mẹ khi gặp hiện tượng này. Phải xử lý thế nào khi gặp trường hợp nôn trớ ở trẻ?
Cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ?
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân...
Trẻ bị nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Tùy vào từng trường hợp, các bậc cha mẹ có thể có cách xử lý và khắc phục khác nhau để giúp trẻ mau chóng chấm dứt tình trạng này.
Trẻ nôn trớ khi bú mẹ
Nếu trẻ bú mẹ bị nôn trớ, lúc mẹ cho bú nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải.
Cách bú này giúp sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược…Nếu cho bé bú bình, bạn cần để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
Các bậc cha mẹ cũng lên lưu ý, khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì khi khóc, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bạn cũng tránh đùa giỡn khiến trẻ cười quá nhiều cũng sẽ làm thức ăn bị trớ ra ngoài.
Trẻ nôn trớ khi ăn
Cha mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn. Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết.
Không cho trẻ mặc đồ quá chật
Nới lỏng quần áo. Khi mặc quần áo chật hoặc bị quấn tã, bỉm chật, thành bụng và dạ dày của trẻ sẽ bị chèn ép nên dễ dồn nén, đẩy thức ăn ngược lên. Bởi thế, bạn có con mặc càng thoáng càng tốt. Khi cho bé ăn/bú nên nới lỏng quần áo, nhất là khu vực quanh bụng.
Làm cách nào để bảo quản sữa mẹ vắt ra được lâu?
Phương Vũ (Tổng hợp)