Thứ năm, 14/11/2024 19:32     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/02/2024 07:30

Cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng gì, nguy hiểm không?

Tình trạng ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ nhưng cũng có thể cảnh bảo một số bệnh nghiêm trọng.

Đau bụng, đầy bụng, thay đổi tâm trạng..., phụ nữ phải trải qua nhiều bất ổn về sức khỏe trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thậm chí còn có cảm giác ớn lạnh trong những ngày này.

Đây hầu hết là do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng nó cũng có thể là do các yếu tố khác hoặc dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn.

lanh 4

Ảnh minh họa

Cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt là hiện tượng bình thường?

Bác sĩ sản phụ khoa Aruna Kumari (Ấn Độ) cho biết cảm giác lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt thường là phản ứng bình thường và tạm thời đối với những thay đổi sinh lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nếu cảm giác lạnh trong kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng, dai dẳng hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan khác như đau đớn tột độ, cơ thể có mùi, chóng mặt và buồn nôn, tốt hơn hết chị em phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ.

Các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân, loại trừ mọi khả năng bệnh lý tiềm ẩn và đưa ra hướng dẫn cũng như điều trị thích hợp nếu cần.

Nguyên nhân gây cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt

Sự dao động nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt thường gây ảnh hưởng đến việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Prostaglandin là những chất giống hormone được giải phóng trong thời kỳ kinh nguyệt, có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (bộ điều nhiệt của cơ thể), dẫn đến nhiệt độ cơ thể dao động.

Ngoài ra, sự thay đổi nồng độ estrogen, progesterone và hormone luteinizing cũng ảnh hưởng đến cơ chế điều nhiệt của cơ thể, khiến một số chị em cảm thấy lạnh hơn.

Thay đổi lưu lượng máu

Kinh nguyệt liên quan đến những thay đổi về lưu lượng máu, cùng với sự bong ra của lớp niêm mạc bên trong tử cung. Quá trình này dẫn đến những thay đổi trong tuần hoàn máu và có thể góp phần gây cảm giác lạnh trong kỳ kinh nguyệt.

Các mạch máu gần bề mặt da co lại để phản ứng với việc giải phóng một số hóa chất, ảnh hưởng đến sự phân bổ nhiệt.

dau-bung-kinh-tranh

Ảnh minh họa

Thiếu máu

Thiếu máu là một tình trạng đặc trưng bởi sự thiếu hụt hồng cầu hoặc huyết sắc tố, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là những người bị ra máu kinh nguyệt nhiều.

Khi đó, lượng sắt không đủ có thể làm giảm khả năng vận chuyển oxy của cơ thể, dẫn đến cảm giác lạnh. Phụ nữ thiếu máu thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược.

Mất nước

Mất máu kinh nguyệt, đặc biệt là trong trường hợp kinh nguyệt ra nhiều, góp phần gây mất nước.

Uống không đủ nước cũng dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể và gây cảm giác lạnh. Vì vậy, điều cần thiết là phụ nữ phải giữ đủ nước trong thời kỳ kinh nguyệt để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Chức năng tuyến giáp suy giảm

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Điều này làm gián đoạn quá trình trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, không dung nạp lạnh và cảm thấy lạnh. Một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng trầm trọng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Nhiễm trùng hoặc bệnh tật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, cảm giác ớn lạnh trong kỳ kinh nguyệt có thể là triệu chứng của nhiễm trùng hoặc bệnh tật tiềm ẩn như viêm nhiễm vùng kín.

lanh 2

Ảnh minh họa

Cách giữ ấm cơ thể trong kỳ kinh nguyệt

Mặc quần áo nhiều lớp

Mặc nhiều lớp sẽ giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Sử dụng các loại vải giữ nhiệt hoặc ấm áp sát với da của bạn và thêm nhiều lớp nếu cần.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ bắp và tăng độ ấm tổng thể cho cơ thể. Tiến sĩ Kumari gợi ý nên thêm muối hoặc tinh dầu để tăng cường tác dụng làm dịu.

Dùng đồ uống nóng

Nhâm nhi đồ uống nóng như trà thảo dược, nước nóng với chanh hoặc các loại nước ấm khác. Mẹo này giúp tăng nhiệt độ cơ thể và mang lại sự thoải mái trong ngày “đèn đỏ”.

lanh 7

Ảnh minh họa

Nạp thực phẩm ấm

Bổ sung các thực phẩm ấm áp và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống cũng là điều cần thiết. Phụ nữ có thể ăn súp, món hầm và cháo ấm để mang lại sự thoải mái và điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Hoạt động thể chất

Tham gia vào các hoạt động thể chất nhẹ nhàng, chẳng hạn như giãn cơ hoặc đi bộ ngắn trong kỳ kinh nguyệt sẽ cải thiện lưu thông máu và góp phần mang lại cảm giác ấm áp.

--> Đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nguy hiểm không, có phải là dấu hiệu ung thư vú?

Phương Anh (Theo Healthshots)  
Bệnh khó nói của đàn ông tiền mãn dục
Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị muỗi đốt hơn người bình thường?
Dị vật trong 'vùng kín' bé gái 5 tuổi
Nam phòng gym 'rỉ tai' nhau cách lên 6 múi, đến khi lấy vợ hối hận đã muộn màng
Phụ nữ mang thai tầm soát ung thư vú được không?
23 tuổi phát hiện ung thư vú nhờ một lần đi tầm soát
13 triệu phụ nữ Việt đang bị “bỏ quên” sức khỏe
U xơ tử cung dưới thanh mạc là gì?
Việt Nam là quốc gia hiếm hoi có sự chênh lệch giới tính ngay từ đứa con đầu tiên
Bất chấp cảnh báo, nam thanh niên thừa nhận điều 'khó nói' sau thời gian có bạn gái
Nhập viện cấp cứu sau khi tự uống thuốc phá thai mua qua mạng
Nam sinh 15 tuổi suýt mất “cậu nhỏ” do tò mò tuổi mới lớn
Kết hôn 2 năm nhưng không thể 'gần gũi' chồng
Nhận cùng lúc 2 tin 'sét đánh' sau đêm buồn chán vì chia tay bạn gái
Nam thanh niên 22 tuổi mắc 4 loại virus, biết nguyên nhân ai cũng ngỡ ngàng
Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam
Thai phụ 29 tuần chạy marathon 5 km: Nên không, bác sĩ nói gì?
Mỗi năm có thêm 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên
'Kẻ thù' thầm lặng đe doạ mẹ bầu suốt thai kỳ
Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 là khi nào, tiêm những gì?
Xem thêm