Thứ bảy, 23/11/2024 00:08     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 08/04/2017 07:20

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Thời điểm này, bệnh thủy đậu không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng liên tiếp có người nhập viện.

Theo Ths.BS Vũ Mạnh Cường, trong 1 tháng gần đây, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó, không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong. Trước tình trạng bệnh thủy đậu đang diễn tiến nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm, mọi người nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Bệnh thủy đậu bùng phát

cach-phong-tranh-benh-thuy-dau-giadinhonline.vn 1

Bệnh thủy đậu đang bùng phát thành dịch

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngày đêm chênh lệch khiến tình hình bệnh thủy đậu diễn biến thêm phức tạp, số ca mắc bệnh gia tăng từng ngày. Đáng nói, không chỉ có trẻ em mắc căn bệnh này nhưng gần đây xuất hiện một số ca bệnh là người lớn. Ghi nhận tại Bệnh viện E (Hà Nội), bệnh nhân V.T.T.H (SN 1987, tại Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện ngày 6/2, trong tình trạng sốt cao, nổi mụn nước mặt và lan toàn thân. Sau khi khám bệnh nhân được yêu nhập viện điều trị và theo dõi biến chứng bệnh. Khai thác tiền sử của bệnh nhân H, bệnh nhân bị mắc thủy đậu từ ngày 5/2. Con bệnh nhân 2 tuổi cũng bị mắc thủy đậu và đã được điều trị khỏi 31/1/2017. Trước đó, trẻ cũng đã từng lây bệnh từ các bạn học trường mầm non. Sau một ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân vẫn sốt, nổi nốt ban toàn thân, đa lứa tuổi, đa hình thái với có những nốt bội nhiễm, dịch đục, mủ trắng, nốt mới mọc, nốt mọc lâu…

Theo Ths.BS Vũ Mạnh Cường, khoa bệnh nhiệt đới, bệnh viện E cho biết trong 1 tháng gần đây, khoa tiếp nhận và điều trị hơn 20 ca mắc bệnh thủy đậu, trong đó, không có trường hợp bị biến chứng nguy hiểm và tử vong. Bác sĩ cho biết thủy đậu thường bùng phát vào mùa đông xuân hàng năm, kéo dài cho tới hết mùa xuân. Đến nay, bệnh thủy đậu đang vào mùa, dễ lây lan rộng trong môi trường tập thể. Trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi có nguy cơ mặc bệnh cao nhất, ngoài ra người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được phòng ngừa đầy đủ. Người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, mắc thủy đậu có khả năng biến chứng và nặng hơn trẻ em.

cach-phong-tranh-benh-thuy-dau-giadinhonline.vn 2

Tiêm vacxin là cách phòng bệnh tốt nhất

Bác sĩ Vũ Mạnh Cường cũng cho biết, thủy đậu là bệnh cấp tính do varicella zoster virus gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người này khác qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong vòng 12-24 giờ. Người chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm vaccine đều cảm nhiễm với bệnh, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên.

Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng nốt bỏng nước có thể để lại sẹo. "Đây là bệnh lành tính nhưng cũng có những biến chứng với mức độ từ nhẹ đến nặng. Bội nhiễm là biến chứng hay gặp nhất của bệnh thủy đậu. Nếu bội nhiễm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập từ bỏng nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, các biến chứng nặng như viêm phổi, não, tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, thường để lại di chứng sau này", BS. Cường cho biết.

Phòng và điều trị bệnh hiệu qủa

Theo khuyến cáo của chuyên gia, có thể phòng ngừa bệnh bằng vaccine. Đa số người mắc chưa được tiêm vaccine phòng thủy đậu, tuy nhiên cũng có một số trường hợp đã tiêm vaccine rồi vẫn mắc bệnh. Bởi vì, trên thực tế, nếu đã được chủng ngừa vắc xin thủy đậu thì đại đa số từ 80-90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại là có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt bỏng rạ và thường là không bị biến chứng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo mỗi người cần tiêm đủ 2 liều vaccine thủy đậu, bắt đầu từ 12 tháng tuổi.

Theo như bác sĩ Vũ Mạnh Cường cho biết thì, trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp an toàn giúp ngăn chặn lây lan. Đặc biệt biệt là đối với trẻ em, sức đề kháng còn yếu thì không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Không nên đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu. Trong trường hợp bắt buộc phải đến những nơi kể trên cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó. Khi bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Để bệnh thủy đậu nhanh chóng được cải thiện, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu.

Để hạn chế khả năng này có thể xảy ra khi không kiềm chế được, người bệnh nên cắt hết móng tay, giữ cho da luôn khô và sạch đồng thời cũng nên mặc các loại quần áo mềm mại để tránh cọ sát vào da. Những nốt thủy đậu khi bị vỡ không chỉ để lại sẹo xấu mà còn làm lan nhanh mụn sang những vùng da khác. Khi bị thủy đậu, người bệnh tuyệt đối không nên ăn một số loại thực phẩm như hải sản, thịt gà, thịt vịt và thịt bò. Thay vào đó nên ăn các loại thức ăn lỏng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ calo và chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Theo các bác sĩ, những người bị thủy đậu nên kiêng nước và gió để tránh làm cho các chất bẩn trên da đi qua các vết loét và thấm sâu gây nhiễm trùng da. Vì vậy, khi bị bệnh, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, bạn nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người. Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, lơ mơ, co giật... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

→ Cách dự phòng hen phế quản hiệu quả

M.A


Tags:
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm