Thứ ba, 11/02/2025 18:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 11/02/2025 18:57

Bé trai 6 tuổi lên cơn co giật do mắc cúm A bội nhiễm

Thấy con bị co giật, người mẹ cho tay vào miệng bé L. để tránh việc con cắn vào lưỡi và đưa cháu bé đi cấp cứu.

Co giật vì mắc cúm A

Sáng 10/2, Phòng khám Đa khoa Medlatec số 02 (Medlatec Thanh Xuân, Hà Nội) đã cấp cứu cho bệnh nhi N.T.L (6 tuổi, ở Hà Nội) do sốt cao, co giật vì mắc cúm A.

ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi (Phòng khám Đa khoa Medlatec số 02) cho biết, trước khi đến phòng khám, bé L. có biểu hiện sốt cao kéo dài 24 giờ, sau đó đột ngột co giật, mất ý thức, tím môi, tím tay chân.

Bé trai được đưa vào viện kịp thời

Trong cơn hoảng loạn, người mẹ cho tay vào miệng bé L. để tránh việc con cắn vào lưỡi. Dù bị cắn đau điếng nhưng người mẹ cố gắng chịu đựng, lập tức đưa bé đi cấp cứu.

Tại Medlatec, trẻ đã được xử lí bằng cắt co giật và hạ sốt đường tĩnh mạch. Kết quả cận lâm sàng cho thấy trẻ bị viêm phế quản phổi do cúm A.

Dựa trên kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ kết luận bệnh nhi mắc cúm A bội nhiễm, viêm phế quản cấp, sốt cao co giật.

Làm gì khi trẻ bị co giật?

Từ trường hợp bé L., ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc cảnh báo, sốt cao co giật có thể là một biến chứng nguy hiểm của cúm A, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý kịp thời, cơn co giật có thể gây tổn thương não, sặc hoặc ngạt thở, suy hô hấp,...

Để tránh bị co giật khi sốt cha mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Theo dõi sát thân nhiệt của trẻ: Khi trẻ bị cúm A, sốt cao là triệu chứng phổ biến. Cha mẹ nên đo nhiệt độ 1 giờ/lần. Nếu sốt trên 38.5°C, cần hạ sốt bằng paracetamol theo đúng liều lượng. Kết hợp lau mát bằng khăn ấm ở vùng trán, cổ, nách, bẹn để hỗ trợ hạ nhiệt.

Khi trẻ bị co giật, cha mẹ cần đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh sặc.

- Bổ sung đủ nước và dinh dưỡng: Cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước. Đảm bảo chế độ ăn dễ tiêu hóa, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch.

- Cách ly và vệ sinh phòng bệnh: Tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan virus. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể. Đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Dự phòng thuốc chống co giật ở những trẻ có tiền sử sốt cao co giật.

Trong trường hợp trẻ bị co giật do sốt cao, cha mẹ cần bình tĩnh và thực hiện theo các bước sau:

- Đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh sặc.

- Nới lỏng quần áo, không ghì chặt cơ thể trẻ.

- Không đặt bất kỳ vật gì vào miệng trẻ, tránh gây tổn thương răng, niêm mạc miệng hoặc làm tắc đường thở.

- Ghi nhận thời gian và đặc điểm cơn co giật (thời gian bắt đầu, thời gian kéo dài, dạng co giật toàn thân hay khu trú) để cung cấp thông tin cho bác sĩ.

- Khi trẻ sốt từ 38°C trở lên, hạ sốt ngay lập tức bằng thuốc đặt hậu môn kèm chườm bằng nước ấm.

- Gọi cấp cứu hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay nếu: Cơn co giật kéo dài trên 5 phút. Trẻ không tỉnh lại sau co giật. Xuất hiện tím tái, khó thở.

Nam Anh  
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Đảm bảo an toàn tiêm chủng, FPT Long Châu mạnh tay đầu tư vào công nghệ thông minh
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Nơi sức khỏe và niềm tin hội tụ
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Bị suy gan cấp do uống thuốc nam tăng 'bản lĩnh phòng the'
Xuất huyết não nghiêm trọng sau nhiều năm hút thuốc
Thủng dạ dày, cắt bỏ đại tràng do ăn bút bi, tăm nhựa
Tai biến có hồi phục được hay không?
Thoát chết thần kỳ sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Xem thêm