Thứ sáu, 30/05/2025 11:38     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 07/01/2025 08:22

Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ

Sau khi uống 120ml sữa công thức, bé gái 13 tháng tuổi xuất hiện tình trạng mẩn đỏ vùng mặt, quanh miệng, sưng môi, nôn trớ....

Nôn trớ, nổi mẩn đỏ sau khi uống sữa

Bé gái N.T.K.A.(13 tháng tuổi, Hà Nội) đến khám với tình trạng mẩn đỏ vùng mặt, quanh miệng, sưng môi, nôn trớ ra sữa sau khi uống 120ml sữa công thức.

Tại Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ, qua khai thác tiền sử, gia đình trẻ cho biết vào thời điểm khoảng 3 tháng tuổi, trẻ ăn sữa công thức một bữa và có xuất hiện dấu hiệu mẩn đỏ quanh miệng nên cho dừng, sau đó mẩn tự hết.

Từ đó, trẻ không ăn lại sữa công thức và được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khoảng 10 tháng tuổi, mẹ bé cho dùng lại sữa công thức (khoảng 90ml), dấu hiệu nổi mẩn vùng miệng - môi và nôn trớ lại xuất hiện.

Sau khi uống 120ml sữa công thức, bé gái 13 tháng tuổi xuất hiện tình trạng mẩn đỏ vùng mặt, quanh miệng, sưng môi, nôn trớ (Ảnh minh họa).

Các lần dị ứng trước đó gia đình đều tự ý dừng việc sử dụng sữa công thức cho trẻ mà không thực hiện thăm khám. Tới khi thấy tình trạng dị ứng tiếp diễn ở thời điểm 13 tháng tuổi và lo ngại về sức khỏe của con, gia đình mới đưa trẻ đi kiểm tra.

Sau khi thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử, bác sĩ chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng nhằm chẩn đoán xác định. Trong đó, xét nghiệm panel dị ứng cho kết quả dương tính với thành phần sữa bò (beta-lactoglobulin, albumin huyết thanh bò). Chẩn đoán xác định, trẻ mắc tình trạng dị ứng đạm sữa bò.

Sau khi xác định được chính xác căn nguyên của tình trạng dị ứng, bác sĩ đưa ra khuyến cáo cho gia đình về việc thay đổi chế độ ăn cũng như những lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ.

Dị ứng đạm sữa bò nguy hiểm thế nào?

ThS.BS Ngô Thị Cam - Chuyên khoa Nhi, Hệ thống Y tế Medlatec cho biết, dị ứng đạm sữa bò là loại dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ. Sau khi trẻ uống sữa hoặc các chế phẩm từ sữa vài phút đến vài giờ, cơ thể có thể có phản ứng dị ứng.

Một số trẻ bú mẹ vẫn có khả năng bị dị ứng đạm bò. Nguyên nhân là do người mẹ sử dụng những sản phẩm từ bò, được truyền qua đường sữa mẹ. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng, cơ thể trẻ có các mức độ phản ứng khác nhau.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám kịp thời nếu xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ tình trạng dị ứng đạm sữa bò (Ảnh minh họa).

Những phản ứng này có thể biểu hiện ở da (mề đay, sưng môi, sưng mi mắt...), hầu họng (khàn tiếng, khó nuốt...), đường hô hấp (hắt hơi, khò khè, khó thở), đường tiêu hóa (ói, đau bụng, tiêu chảy...). Những trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Dị ứng là tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Khi trẻ uống sữa bò, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ cho rằng các thành phần protein trong sữa bò là có hại, khiến cơ thể tự động sản xuất ra kháng thể miễn dịch (IgE). Ở những lần tiếp xúc với đạm sữa bò tiếp theo, kháng thể IgE trong cơ thể trẻ nhận ra chúng và báo cho hệ thống miễn dịch dẫn tới một loạt các dấu hiệu dị ứng.

ThS.BS Ngô Thị Cam khuyến cáo, để hạn chế tình trạng dị ứng sữa, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và có thể tiếp tục cho đến 24 tháng. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý những thông tin quan trọng như sau:

Trong trường hợp trẻ phải sử dụng sữa công thức thì cha mẹ lưu ý cho trẻ tập uống sữa với số lượng ít. Nếu thấy an toàn, cha mẹ có thể điều chỉnh tăng thêm lượng uống ở những lần tiếp theo;

Tuyệt đối không tự ý thay thế sữa bò bằng sữa dê, sữa cừu hay sữa đậu nành bởi chúng có thể gây dị ứng chéo với đạm bò;

Xem xét trẻ có xuất hiện tình trạng này với những chế phẩm từ sữa đã qua xử lý nhiệt. Có trường hợp trẻ dị ứng với tất cả các chế phẩm từ sữa bò như sữa chua, phô mai, bánh quy…;

Lựa chọn sữa phù hợp để tránh tình trạng dị ứng ở bé như sữa thủy phân một phần, hoặc sữa thủy phân hoàn toàn, sữa amino acid.

Điều quan trọng đó là việc cha mẹ cần kịp thời đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín để được xác định cụ thể loại dị nguyên gây dị ứng và tính chất của dị nguyên đó, từ đó có phương án điều trị phù hợp, đạt hiệu quả.

Nam Anh  
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Xem thêm