Thứ sáu, 22/11/2024 12:55     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/03/2023 05:30

Bữa cơm 100K của sinh viên Hà Nội giữa thời “bão giá”

Ăn “cơm bụi” là thói quen của hầu hết sinh viên. Tuy nhiên giữa lúc “bão giá” như hiện tại, để tiết kiệm chi tiêu nhiều bạn trẻ đã lựa chọn việc tự đi chợ, vào bếp.

Giá cả leo thang đã khiến cho cuộc sống của nhiều sinh viên tỉnh lẻ tại Hà Nội rơi vào cảnh phải thắt chặt chi tiêu.

Vì thế, thay vì những bữa cơm sinh viên được dọn sẵn ở các quán ăn bình dân, nhiều bạn trẻ đã chuyển hướng sang cơm tự nấu vừa “sang xịn” lại hợp vệ sinh, tiết kiệm hầu bao.

Vũ Thu Uyên quê Thái Bình, sinh viên năm 4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong số những người đã “tiên phong” trong việc “chuyển bếp về nhà” để tiện cho việc học hành, sinh hoạt giữa thời khó khăn.

Để làm được điều đó, từ lâu Thu Uyên đã hình thành thói quen sau giờ tan lớp lại ghé siêu thị dưới nhà để tự tay lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm trưa.

Mặc dù xác định tự nấu ăn để tiết kiệm chi tiêu nhưng bữa ăn hàng ngày Uyên luôn dành ưu tiên cho các nhóm tinh bột, chất đạm và chất xơ với chi phí đi chợ từ 50.000 - 100.000 đồng.

Empty

Thu Uyên cùng bạn lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm trưa - Ảnh: Lê Hiền

Thu Uyên kể, em may mắn khi có bạn cùng phòng nấu ăn rất ngon lại khéo tay nên bản thân học được nhiều món ăn hấp dẫn. Chung đam mê nấu ăn, mày mò với các món ăn nên cả 3 cùng phòng coi việc nấu ăn hàng ngày như niềm vui sau giờ học. Cứ như thế cả 3 cùng chia sẻ cách làm những món ăn, thỉnh thoảng lại thử những món mới cho những dịp đặc biệt.

Empty

Thu Uyên coi nấu ăn là thời gian thư giãn sau giờ học nên nguyên liệu nấu ăn luôn được chuẩn bị kỹ càng, trình bày đẹp mắt

Để chuận bị bữa ăn, Thu Uyên sẽ là người đứng bếp. Hai bạn còn lại là Trang và bạn Nguyễn Khánh Linh (20 tuổi, quê Nghệ An, sinh viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) người sơ chế lột vỏ hành, tỏi, người được giao rửa rau, rửa bát. Nhờ mỗi người làm một việc nên việc chuẩn bị bữa ăn với Thu Uyên không tốn quá nhiều thời gian.

Khi bận ôn thi thì những món ăn nhanh luôn được ưu tiên với thời gian nấu nướng chỉ gói gọn trong 15 - 20 phút.

Còn khi rảnh, không bận lên lớp Thu Uyên sẽ nấu các món cầu kỳ có khi mất thời gian từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Nhất là vào những dịp đặc biệt thì mâm cơm phòng trọ của Thu Uyên cũng đầy ắp các món ngon như một bữa ăn gia đình đông người.

Empty

Mỗi tháng Thu Uyên sẽ thay đổi khẩu phần ăn "sang chảnh" từ 1 - 2 lần. Những ngày còn lại, chủ yếu là những bữa cơm bình dân, không đắt tiền - Ảnh: Lê Hiền

Bạn Nguyễn Khánh Linh chia sẻ: “Trước đây, ăn cơm ngoài tiệm là sự lựa chọn hàng đầu của mình vì nhanh chóng, tiện lợi, lại ngon mắt ngon miệng. Tuy nhiên gần đây, mình nhận thấy cần quan tâm hơn tới việc quản lý chi tiêu, an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nên cả 3 đã đi đến thống nhất phân công công việc để tự tay chuẩn bị cơm nhà”.

Không chỉ có bữa ăn ngon, bữa cơm của 3 nữ sinh còn tràn ngập tiếng cười với những câu chuyện được kể cho nhau nghe khiến tình bạn càng trở nên thân thiết.

Cả ngày quay cuồng với việc học và làm, bữa cơm trưa luôn là giây phút trò chuyện vui vẻ nhất giữa mình và các bạn”, Thu Uyên cho hay.

Empty

Bữa cơm của Thu Uyên và các bạn luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười - Ảnh: Lê Hiền

Thu Uyên cũng chia sẻ thêm, để việc nấu ăn được duy trì hàng ngày các bạn đã áp dụng quy tắc chi tiêu thông minh bằng cách chia số tiền mình có thành các quỹ nhỏ với sáu chiếc lọ, phân bổ chi tiêu cho từng khoản cụ thể.

Theo đó, 60% số tiền được dùng cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống, đi lại, học tập. 20% được dùng đầu tư nâng cao giá trị bản thân như học các kỹ năng mới. 10% tiếp theo là khoản tiết kiệm cho quỹ dài hạn như thuốc men, đau ốm… và 10% còn lại là các chi tiêu cho giải trí cá nhân.

Nữ sinh năm 4 đại học cũng cho hay, có những lúc bận rộn, áp lực học tập thi cử khiến các bạn mệt mỏi khi nghĩ đến việc tự mình nấu một bữa ăn chỉn chu. Nhưng Thu Uyên cho hay, với em việc chuẩn bị các món ăn đủ sắc, đủ vị lại tiết kiệm chi tiêu vẫn là niềm vui mỗi ngày.

Vì thế nữ sinh Học viện Báo chí Tuyên truyền muốn coi việc nấu ăn hàng ngày trong giai đoạn còn lại của thời sinh sẽ là kỷ niệm đẹp với em và các bạn để sau này mỗi lần nhắc lại sẽ thấy yêu thương hơn một thời sinh viên giữa thủ đô.

-> Tân sinh viên tỉnh lẻ chật vật tìm nhà trọ đầu năm học mới

Lê Hiền  
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Xem thêm