Thứ sáu, 01/11/2024 06:21     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 30/06/2017 15:26

Bộ Y tế "lệnh" đổi cách gây mê khi mổ lấy thai

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đổi cách gây mê khi mổ bắt con nhằm giảm tai biến cho sản phụ. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản đối với các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau non, tiền sản giật nặng, sản giật.

Nhiều tai biến sản khoa do sinh mổ

Hiện nay, tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, vì các bà mẹ cho rằng sinh mổ sẽ giúp đỡ đau và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, sinh mổ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cả mẹ lẫn con.

Trong quá trình sinh mổ, chị em có thể gặp phải rất nhiều rủi do ngay tại ca sinh hoặc hậu ca sinh. Về phía các bà mẹ khi sinh mổ có thể xảy ra hai loại tai biến đó là tai biến gần và tai biến xa.

Mổ lấy thai cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị chết khi sinh ở lần sinh con tiếp theo (có thể tử cung bị sẹo do cuộc mổ lần trước không tạo điều kiện để lá nhau bám tốt do đó việc cung cấp máu và chất dinh dưỡng nuôi bào thai không đầy đủ)…

Thông thường khi sinh mổ thời gian phục hồi sẽ lâu hơn với những ca đẻ thường, bởi dù không phức tạp, nhưng đây vẫn là một cuộc phẫu thuật thực sự. Thông thường phải cần 20 tới 30 ngày để sản phụ khỏe mạnh trở lại. Tất nhiên để đứng được dậy thì nhanh hơn nhiều, chỉ trong vòng 24h sau sinh. Ban đầu, có thể rất khó khăn khi bước đi. Nếu vùng bụng quá đau, bác sĩ sẽ phải dùng đến thuốc giảm đau có nguồn gốc morphine trong bốn tám giờ đầu. Thời gian sản phụ lưu lại bệnh viện cũng sẽ lâu hơn, thường trong khoảng 5-6 ngày.

Đổi phương pháp gây mê khi mổ lấy thai để tránh tai biến cho sản phụ

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã ký văn bản gửi tới Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Cục Quân Y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an), Y tế các Bộ, ngành về việc sử dụng phương pháp vô cảm trong mổ lấy thai.

bo-y-te-quotlenhquot-doi-cach-gay-me-khi-mo-lay-thai-giadinhonline.vn 1

Văn bản nêu rõ, qua công tác theo dõi, giám sát và thẩm định tử vong mẹ tại các địa phương cũng như ý kiến phản ánh của một số đơn vị, Bộ Y tế nhận thấy, trong một số trường hợp phẫu thuật lấy thai (mổ bắt con) bằng phương pháp gây tê tủy sống trên các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật,.... có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị: Cục Quân Y (Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (Bộ Công an) và bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành chỉ đạo các đơn vị có triển khai phẫu thuật lấy thai (kể cả các bệnh viện ngoài công lập) cần sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản (gây mê vô cảm) đối với các sản phụ có các tình trạng nêu trên, không thực hiện phương pháp gây tê tủy sống nhằm phòng tránh các tai biến nghiêm trọng có thể xảy ra đối với sản phụ.

Ốm nghén nặng có hại thai nhi không?

Phương Vũ

Tags:
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Xem thêm