Thứ hai, 20/05/2024 08:02
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 28/10/2021 07:56

Bình đẳng giới là cốt lõi đối với chất lượng và sự phát triển kinh tế - xã hội

Lần đầu tiên có một báo cáo tổng quát về bình đẳng giới được thực hiện ở Việt Nam và sẽ là nguồn bằng chứng đáng tin cậy để định hướng các ưu tiên về nguồn tài chính, vận động chính sách.

Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Đại sứ quán Australia phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa chính thức công bố báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021.

Phát biểu tại Lễ công bố, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên có một bản báo cáo tổng quát về bình đẳng giới được thực hiện ở Việt Nam. Những phân tích của báo cáo đã chỉ ra rằng bình đẳng giới không phải là vấn đề bên lề, mà là cốt lõi đối với chất lượng, sự lâu dài và những tiến bộ thu được từ sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

"Để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện bình đẳng giới, hành động ngay lập tức và báo cáo đã đưa ra định hướng rõ ràng thông qua những khuyến nghị cụ thể”, bà Elisa Fernandez Saenz nói.

Cong-bo02

Từ trái qua phải: Bà Robyn Mudie - Đại sứ Úc tại Việt Nam, Bà Elisa Fernandez Saenz - Trưởng đại diện UN Women Việt Nam Ông Andrew Jeffries - Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại buổi lễ công bố báo cáo "Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021" (Ảnh: UN Women)

Báo cáo áp dụng lăng kính rộng hơn về bình đẳng giới bao gồm các thảo luận về tính đa dạng giới, xu hướng tình dục, đồng thời nhấn mạnh dữ liệu liên quan đến các vấn đề mang tính liên tầng như dân tộc, tình trạng khuyết tật, độ tuổi...

Thông qua các bằng chứng và số liệu liệu cụ thể, báo cáo phân tích chuyên sâu tiến độ thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam dựa trên các chỉ số kinh tế-xã hội, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để giải quyết các rào cản đang làm cản trở việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm các chỉ tiêu liên quan tới bình đẳng giới.

Theo Trưởng đại diện UN Women Việt Nam, từ năm 2000, Việt Nam đã tiến hành đánh giá quốc gia về giới 5 năm một lần. Nỗ lực liên ngành này nhằm cung cấp một cái nhìn tổng thể về những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được đối với các dữ liệu chính về bình đẳng giới cũng như đưa ra các phân tích, khuyến nghị để giải quyết các rào cản đối với tiến bộ cũng như thu hẹp khoảng cách về giới.

Được thực hiện trong vòng một năm, báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 hội tụ kiến thức, ý kiến tham mưu và cống hiến của tập thể nhiều cơ quan và cá nhân, trong đó có Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Tổng cục Thống kê; kết hợp giữa chuyên môn trong nước và quốc tế.

Empty

Đây là lần đầu tiên có một báo cáo tổng quát về bình đẳng giới được thực hiện ở Việt Nam.

Báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị thay đổi trên phạm vi rộng, trong đó nêu bật ba lĩnh vực hành động chính (1) Tăng cường thực hiện các cam kết hiện có về bình đẳng giới; (2) Giải quyết các rào cản cơ bản đối với bình đẳng giới và (3) Thúc đẩy tiến bộ bình đẳng giới trong thập kỷ tới.

Tại Lễ công bố Báo cáo, bà Nguyễn Hồng Hà - đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho biết đại dịch COVID-19 đã tác động nặng nề hơn tới phụ nữ ở Việt Nam, làm trầm trọng thêm khoảng cách về giới vốn đã tồn tại dai dẳng trên thị trường lao động. Báo cáo cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của phụ nữ giảm sâu hơn so với nam giới, khiến chênh lệch theo giới tăng nhẹ lên 10,8%.

Trước đại dịch, không có sự khác biệt trong tỷ lệ thất nghiệp của nam giới và nữ giới, nhưng khoảng cách chênh lệch này đã xuất hiện kể từ quý III/2020. Nhiều bà mẹ có con nhỏ không còn lựa chọn nào khác là phải hy sinh sự nghiệp hay rời khỏi thị trường lao động để chăm con khi trường học đóng cửa.

Từ thực tế trên, đại diện lâm thời Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho rằng, vào thời điểm hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19, đây chính là cơ hội để xây dựng một tương lai công bằng hơn cách đưa bình đẳng giới làm cốt lõi của các nỗ lực phục hồi và thực hiện các chiến lược đáp ứng giới.

Báo cáo Tổng quan về Bình đẳng giới ở Việt Nam năm 2021 sẽ là nguồn bằng chứng đáng tin cậy để định hướng các ưu tiên về nguồn tài chính, xây dựng chương trình và vận động chính sách nhằm thúc đẩy các kết quả và khắc phục những rào cản đối với bình đẳng giới ở Việt Nam.

Báo cáo được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Việt Nam giám sát các chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc.

Nam Anh  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm