Thứ hai, 20/05/2024 10:56
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 24/10/2018 11:22

Bệnh viện Việt Đức nói gì về hiện tượng "cò" máu với giá cắt cổ?

GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức khẳng định: “Không có cá nhân hay tổ chức nào trong bệnh viện mưu lợi hay tiếp tay cho những trường hợp “cò” máu”.

Theo phản ánh, thời gian gần đây, lợi dụng tình trạng nhiều người bệnh vào mổ cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cần truyền máu gấp nhưng do khan hiếm máu, lại không có người nhà đến hiến máu kịp thời, một số “cò” máu đã môi giới để bán máu cho người nhà bệnh nhân với giá cắt cổ hàng triệu đồng/1 đơn vị máu…?

Khi đó, mỗi lần bán máu, người bán sẽ được “cò” máu trả từ 200 - 300 nghìn đồng. Thông tin này cho rằng, người bán máu có cả sinh viên, thậm chí có những sinh viên có thể bán máu vài lần/tháng, chỉ cần để lại số điện thoại và chờ chuông, đội “cò” máu sẽ gọi bất kỳ lúc nào.

Trước thông tin gây hoang mang trên, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có Công văn 1291/KCB-QLCL&CĐT gửi đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (gọi tắt là Bệnh viện Việt Đức) về việc kiểm tra, xử lý thông tin về những phản ánh liên quan đến hiện tượng “cò” máu, gây hoang mang, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh đang điều trị tại bệnh viện.

Liên quan đến sự việc này, GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, Bệnh viện Việt Đức là một bệnh viện tuyến cuối về ngoại khoa, số lượng máu dùng trong điều trị bệnh nhân tăng theo mỗi năm. Trung bình vài năm gần đây, số lượng máu dùng trong điều trị bệnh nhân tại bệnh viện khoảng hơn 60.000 đơn vị máu.

Riêng 9 tháng đầu năm 2018, bệnh viện đã sử dụng 53.643 đơn vị máu. Đặc biệt, có bệnh nhân cấp cứu phải truyền đến 5-6l máu, tương đương 20-24 người hiến máu.

Nguồn máu bệnh viện tiếp nhận đến từ nhiều nguồn như hiến máu tình nguyện, tiếp nhận từ Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, tiếp nhận máu tại điểm hiến máu cố định... Tuy nhiên, nhu cầu máu cho điều trị của bệnh viện là rất lớn.

Khi lượng máu dự trữ cạn kiệt, không thể đáp ứng nhu cầu cấp cứu và điều trị, Trung tâm truyền máu của bệnh viện đã vận động người thân của người bệnh cùng nhân viên y tế tham gia hiến máu tình nguyện.

Empty

Văn bản trả lời của Bệnh viện Việt Đức về tình trạng "cò" máu tại bệnh viện

>>>Quy định mới về mức đóng BHYT, những đối tượng được nhà nước hỗ trợ

“Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp cứu sống người bệnh, nhiều người nhà người bệnh sẵn sàng hiến máu. Việc huy động người nhà hiến vượt số lượng theo yêu cầu truyền cho người nhà mình với một suy nghĩ đơn giản tại sao những người không quen biết trong xã hội còn tình nguyện hiến máu cứu người mà mình lại không thể hiến cho ngay người nhà mình?”, GS Giang bày tỏ.

GS.TS. Trần Bình Giang khẳng định thêm: “Không có trường hợp nào không được phẫu thuật nếu không có người nhà hiến máu tình nguyện. Bệnh viện không có chủ trương, quy định nào về việc người nhà bệnh nhân phải cho máu mới được phẫu thuật.

Không có cá nhân hay tổ chức nào trong bệnh viện mưu lợi hay tiếp tay cho những trường hợp “cò” máu. Tất cả những trường hợp “cò” máu khi bệnh viện phát hiện đều tiến hành giao cho cơ quan công an để xử lý theo pháp luật”.

Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết thêm, vào mỗi sáng thứ 6, các bác sĩ sẽ thông qua lịch mổ, sau đó các khoa công khai lịch mổ cùng thông tin dự trù bao nhiêu máu cho bệnh nhân mổ ở bảng treo tại văn phòng khoa. Các đối tượng “cò” giả người nhà bệnh nhân, đi lại ở các khoa, để tiếp cận với người nhà bệnh nhân nên nắm chắc lịch mổ cũng như quy trình của từng khoa, phòng.

Empty

GS.TS. Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức

“Để giải quyết nạn “cò” máu, Bệnh viện Việt Đức đã đề ra một số giải pháp như: Ngăn không cho “cò” máu tiếp cận người nhà người bệnh, vận động người nhà người bệnh không tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài để tránh bị lợi dụng.

Đối với Trung tâm Truyền máu (Bệnh viện Việt Đức) cần phải xây dựng quy trình truyền máu, giảm thiểu các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người nhà người bệnh khi làm thủ tục dự trù và lĩnh máu. Với nhân viên y tế cần tỉnh táo, chủ động phát hiện và loại bỏ các đối tượng giả thân nhân người bệnh để hiến máu.

Ngoài ra, bệnh viện sẽ đặt các cảnh báo âm thanh, biển báo, tờ rơi để cảnh báo cho người nhà người bệnh về tình trạng lừa đảo của cò máu. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền tiếp nhận máu lưu động để tăng lượng máu tiếp nhận từ cộng đồng nhằm đáp ứng ngày một nhiều nhu cầu máu cho điều trị”, GS Giang cho hay.

Xem thêm: Video Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức

Hải Sơn  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm