Thứ năm, 13/02/2025 00:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/12/2016 21:29

Bệnh viêm não mô cầu có dễ lây nhiễm không?

Viêm não mô cầu đặc biệt nguy hiểm vì có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Vậy bệnh có dễ lây lan hay không và bạn cần làm gì để phòng tránh bệnh?

Bệnh viêm não mô cầu có dễ lây nhiễm không?

Vi khuẩn gây viêm não mô cầu thường cư trú ở vùng mũi, hầu, họng. Nguồn lây bệnh chủ yếu là từ bệnh nhân và người mang vi khuẩn nhưng không bị bệnh. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) là 10 - 20%. Họ mang vi khuẩn nhưng không phát bệnh do vi khuẩn không vượt qua được hệ miễn dịch của cơ thể để gây bệnh.

Bệnh viêm màng não mô cầu là căn bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất dễ lây lan do bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Tiếp xúc thông thường giữa người với người có thể làm lây lan vi khuẩn gây bệnh thông qua nước bọt, dịch tiết đường hô hấp khi người mang mầm bệnh (cả ở giai đoạn ủ bệnh hay đang phát bệnh) ho hoặc hắt hơi.

benh-viem-nao-mo-cau-co-de-lay-nhiem-khong--giadinhonline.vn 1

Viêm màng não mô cầu là bệnh lây qua dịch tiết đường hô hấp

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại. May mắn là những vi khuẩn này không dễ truyền nhiễm như vi khuẩn gây cảm lạnh hay cảm cúm.

Đôi khi những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn viêm não mô cầu.

Những người trong cùng một gia đình, bạn cùng phòng, hoặc bất cứ ai có liên hệ trực tiếp với các chất dịch của bệnh nhân sẽ được coi là có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Bệnh dễ phát triển thành dịch, đặc biệt ở những nơi tập trung đông người như các khu tập thể, trường học,…

Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em dưới 5 tuổi hoặc thanh thiếu niên 15 - 24 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi rất cao, khoảng 50%, trong khi tỷ lệ mắc bệnh ở người lớn là khoảng 25%.

Cách phòng ngừa viêm não mô cầu

Cách phòng ngừa đơn giản và hữu hiệu nhất là tiêm ngừa vắc xin. Hiện tại đã có vắc xin ngừa viêm màng não do mô cầu. Có hai loại vắc xin là type A và type C phối hợp nhau trong một loại vắc xin. Não mô cầu thường có 3 type thường hay bị bệnh là A, B, C. Ở Việt Nam, loại thường gây bệnh là B và C chiếm đa số, loại A hiếm gặp. Ở Việt Nam đã có 2 loại vắc xin ngừa não mô cầu là AC và BC. Loại BC được tiêm ngừa cho trẻ từ 3 tháng trở lên. Loại AC thì dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Bên cạnh đó, bố mẹ tránh cho trẻ ở nơi đông người, chăm sóc trẻ đúng cách để tránh lây nhiễm môi trường xung quanh như khi trẻ ho phải sử dụng khăn sạch, rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Những khu vực đã có trẻ bị viêm màng não thì phải khuyến cáo, đề phòng cho người xung quanh biết.

Cách khắc phục chứng mồ hôi trộm ở trẻ

Phương Vũ

Tags:
Bà bầu mắc cúm A ảnh hưởng thế nào, phòng tránh ra sao?
Nỗi niềm khó nói tuổi xế chiều
Quý ông 'rủ nhau' khám bệnh tình dục sau Tết
Hậu quả tai hại sau một lần trót thèm 'của lạ'
Chữa bệnh huyết trắng có mùi hôi
Gần 7.000 khách hàng được cung cấp dịch vụ SKSS tại Hội KHHGĐ tỉnh Bình Dương
Mang thai tuần 36 vẫn quyết mổ sớm để... tránh tuổi xung khắc
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Tranh cãi hình ảnh sản phụ được “bọc kín” trong túi nylon khi xuất viện
Nỗi khổ của quý ông từ 'thủ phạm' bao cao su
Khám sức khỏe tiền hôn nhân gồm những gì, những ai nên thực hiện?
Trẻ vị thành niên chiếm 20% các ca mang thai tại Việt Nam
Mức sinh giảm thấp nhất trong lịch sử, tuổi kết hôn của nam giới Việt đã vượt 29
Hơn 1 triệu lao động tại các khu công nghiệp, vì sao tỷ suất sinh tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp?
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Từ năm 2006, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam luôn ở mức trên 110
Bé 2 tháng tuổi mắc giang mai bẩm sinh
Xem thêm