Chủ nhật, 15/09/2024 17:42     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 28/08/2024 09:17

Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?

Bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch bởi đặc tính lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Vậy bạn đã biết bệnh thủy đậu lây qua đường nào chưa?

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có biểu hiện điển hình là các mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch bên trong, mọc chi chít trên da khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi các nốt mụn nước xẹp đi sẽ để lại các tổn thương có dạng hình tròn, hơi lõm ở giữa và đóng vảy bên trên, khi lành sẽ để lại sẹo lõm nông nhẹ.

Bất kỳ đối tượng nào chưa có miễn dịch với thủy đậu hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin đều có khả năng lây nhiễm và mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh thủy đậu đặc trưng bằng các nốt mụn nước bên trong

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Các chuyên gia cho biết, thủy đậu là bệnh có tính lây nhiễm cao, bùng phát thành dịch nhanh chóng và chủ yếu lây lan qua 4 con đường sau:

Lây qua đường hô hấp

Virus Varicella Zoster gây bệnh tồn tại trong các giọt bắn dịch tiết mũi họng có trong không khí, phát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, sau đó người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ bị mắc bệnh.

Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Thủy đậu có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, chẳng hạn như người lành vô tình đụng, chạm tay vào vùng da tổn thương có các mụn nước thủy đậu, hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ nốt mụn nước thủy đậu bị vỡ.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Nếu người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh có nhiễm chất dịch từ mụn nước thủy đậu, sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng thì đều có nguy cơ mắc bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây nhiễm sau khi sinh nở.

Bệnh thủy đậu có thể lây truyền từ mẹ sang con

Mối nguy hiểm từ bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không nhận biết và điều trị kịp thời. Các mối nguy hiểm có thể bao gồm:

Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, nguy cơ cao để lại sẹo rỗ.

Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chóng, khi tác nhân gây bệnh là VZV từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng.

Viêm phổi: Biến chứng này thường xuất hiện ở người lớn vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh, dẫn đến suy hô hấp, phù phổi và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội và có thể gây viêm dây thần kinh vận động, suy yếu cơ xung quanh vùng da phát ban.

Bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề

Cách để người bệnh không lây cho người khác

Đối với người mắc bệnh thủy đậu, ngay khi phát các triệu chứng, người bệnh cần tạm ngưng các hoạt động học tập và làm việc từ 7-10 ngày và cách ly trong không gian riêng thoáng đãng, hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người khác trong gia đình cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ khoa học, tránh các hoạt động mạnh, thường xuyên vệ sinh cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng, từ đó mau chóng phục hồi sức khỏe.

Cách phòng ngừa thủy đậu khi tiếp xúc với người bệnh

Đối với người chăm sóc người bị thủy đậu, cần lưu ý đeo găng tay y tế, khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh. Đặc biệt, trong quá trình bôi thuốc cần đụng chạm tới các vùng da tổn thương, các mụn nước có nguy cơ bị vỡ,… thì càng cần lưu ý hơn.

Sau khi chăm sóc vết thương, cần sát khuẩn tay bằng dung dịch khử khuẩn, thay quần áo, vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm thủy đậu trong thời kỳ bệnh lây lan cao nhất.

Ngoài ra để bệnh thủy đậu mau khỏi và hạn chế biến chứng, khi chăm sóc và điều trị tại nhà, người mắc cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

Không cào gãi mạnh vào các nốt thủy đậu, tránh để dịch nước từ mụn thủy đậu lây lan ra nhiều hơn.

Mặc quần áo chất liệu mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi để tránh gây ma sát làm vỡ các nốt mụn nước; hạn chế ra gió phòng ngừa lây nhiễm.

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Người bị thủy đậu nên được cách ly để tránh lây truyền bệnh

Bộ đôi sản phẩm thảo dược Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Để cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, bên cạnh việc tham khảo cách điều trị như trên, bạn nên tham khảo kết hợp sử dụng gel bôi Subạc từ thiên nhiên.

Là sản phẩm bôi ngoài da đầu tiên trên thị trường ứng dụng công nghệ Nano bạc, kết hợp với các thảo dược quý như: neem, chitosan, kẽm salicylate, gel bôi Subạc có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm. Vì thế, giúp làm dịu da, giảm đau ngứa nhanh chóng mà không gây kích ứng da, dùng được cho trẻ nhỏ kể cả trẻ sơ sinh, bôi được an toàn trong niêm mạc miệng. Gel Subạc còn ngăn ngừa nguy cơ các nốt thủy đậu để lại sẹo thâm khi khỏi.

Khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho thấy, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về tác dụng của gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng; Giúp làm dịu da, giảm ngứa; Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.

Subạc là nhãn hàng uy tín vừa vinh dự nhận danh hiệu “Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia 2024”. Có được thành tựu này là nhờ sự tin dùng của hàng triệu người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước trong suốt 10 năm qua.

Gel Subạc giúp cải thiện bệnh thủy đậu

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu hay sản phẩm gel Subạc - Hết sởi, thủy đậu, zona, sạch tay chân miệng, làn da mịn màng, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Subạc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư  
2 mẹ con cùng mắc ung thư sau thời gian dùng khung lốp xe ô tô làm bếp nướng
'Căng da bụng, chùng da mắt' có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Hiểu về viêm thanh quản mạn và cách cải thiện hiệu quả
Viêm gân cơ trên vai, bệnh lý ngày càng phổ biến của người Việt
Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Asen là gì, tại sao nước có asen?
Bộ Y tế: Thông tin xử phạt người độc thân là 'sai sự thật, cố tình xuyên tạc'
Người phụ nữ nhiễm 5 loại giun sán vì món ăn nhiều người ưa thích
Uống dầu cá giảm cân được không?
3 thay đổi ở mũi cảnh báo bệnh hiểm nghèo
Đổ mồ hôi có đốt cháy calo, giảm béo không?
5 dấu hiệu trên bàn tay cảnh báo vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng
Người già có nên giảm cân không, duy trì cân nặng thế nào?
33 tuổi bị đột quỵ do dùng thuốc theo “kinh nghiệm” của người chuyển giới
Mắc ung thư do tự ý dùng thuốc sau chuyển giới
5 thói quen âm thầm gây hại cho 'não bộ', đặc biệt điều số 3
Hết sạn thận, tiểu bọt, cải thiện chức năng thận hiệu quả
Người già ngủ trưa không quá 60 phút, chú ý 4 điều tránh nguy cơ suy tim
Người già đang quá lo lắng bệnh tật
Hành trình vượt ngàn cây số giành lại đôi chân cho con mắc ung thư xương
Xem thêm