Thứ năm, 09/01/2025 03:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 25/03/2019 19:16

Bệnh Kawasaki nguy hiểm như thế nào?

Nhiều phụ huynh hoang mang vì con bỗng dưng được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki, có thể biến chứng tim mạch và nặng hơn là đột tử.

Kawasaki là bệnh gì?

benh-kawasaki-la-benh-gi-giadinhvietnam

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh Kawasaki. (Ảnh: vienyhocungdung)

Kawasaki là bệnh sốt mọc ban cấp tính ở trẻ nhỏ với đặc điểm viêm mạch máu lan tỏa và dễ để lại biến chứng phình giãn động mạch vành tim. Bệnh khởi phát quanh năm, cao nhất vào các tháng 3, 5 và 9.

Tại Việt Nam, bệnh nhân đầu tiên được phát hiện năm 1995, đến nay bệnh gặp ngày một nhiều trong khắp các vùng miền. Đáng lưu ý là hầu hết trẻ nghi ngờ Kawasaki ở nước ta đều điều trị tại các trung tâm nhi khoa vừa để xác định chẩn đoán vừa để nhận điệu trị globulin miễn dịch theo chế độ miễn phí.

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki?

Đến nay, nguyên nhân gây ra Bệnh Kawasaki vẫn chưa được xác định. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng nguyên nhân về lây nhiễm (ví dụ như virút hoăc vi khuẩn) là rất có khả năng. Hiện tại, không có chứng cứ cho thấy rằng bệnh này lây truyền.

Dấu hiệu nhận biết bệnh Kawasaki?

Bệnh có triệu chứng chủ yếu rất đặc trưng của nhiễm khuẩn và dị ứng là: sốt cao liên tục trên một tuần, điều trị bằng kháng sinh không đỡ, hai mắt sưng đỏ (viêm kết mạc củng mạc) có biến đổi ở khoang miệng: môi đỏ, lưỡi đỏ, miệng bong rộp, loét, biến đổi ở đầu chi: đỏ tím bàn tay, bàn chân, phù nề mu bàn tay, mu bàn chân, bong da ở đầu ngón vào tuần thứ 2, thứ 3, mọc ban đỏ đa dạng toàn thân, nổi hạch ở cổ và góc hàm, tổn thương tim mạch (thường sau 2-3 tuần); loạn nhịp tim, viêm cơ tim có suy tim, dịch tràn màng ngoài tim, phình, giãn động mạch vành tim…

Ngoài ra, có một số triệu chứng không điển hình khác như: rối loạn tiêu hoá (nôn mửa, tiêu chảy…) sưng đau các khớp, viêm phế quản – phổi, giãn túi mật. Xét nghiệm thấy tốc độ máu lắng cao, bạch cầu tăng, tiểu cầu tăng…

Điều trị bệnh Kawasaki như thế nào?

Theo PGS.TS. Hồ Sỹ Hà – Phó khoa Tim mạch (BV Nhi T.Ư), Kawasaki là bệnh dễ bỏ sót chẩn đoán vì lâm sàng đa dạng rất giống nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác, trong khi bệnh tiến triển có vẻ như tự thoái lui. Vì vậy, bệnh này nếu phát hiện muộn sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ đó là làm tim to, nhịp tim nhanh, suy tim, nhưng nguy hiểm nhất là biến chứng làm viêm tắc và giãn mạch vành, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử.

Chia sẻ với Dân trí, bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1, tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm khoảng 0,1-1%. Nếu bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời. Đối với những trường hợp bệnh không gây biến chứng, thì sau khi xuất viện về uống thuốc Aspirin trong khoảng 6 tuần thì ngưng. Đối với những trường hợp bệnh gây biến chứng, thì phải được chụp mạch vành để theo dõi dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Minh Phúc khuyến cáo: “Khi thấy con mình có những triệu chứng nói trên các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Vì nếu được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ khi trẻ mắc bệnh thì mới có thể ngừa được các biến chứng có thể xảy ra ở tim. Để kéo dài hơn thời gian nói trên thì hiệu quả ngăn ngừa biến chứng sẽ giảm xuống”.

-> Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con an toàn khi dịch sốt xuất huyết tăng mạnh?

Video: Viêm tai giữa ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị (Nguồn: canthotv.vn)

Phương Vũ (T/h)  
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
Bệnh viện Quốc tế DNA: Điểm đến tin cậy cho sức khỏe và sắc đẹp
Lời thủ thỉ ngọt ngào của Tết Việt
Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới: Xem xét cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Bí quyết tan sạch sỏi bùn túi mật chỉ sau 2 tháng
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Điều trị sớm bệnh vẩy nến tránh nguy cơ biến chứng
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Tiếng lục cục ở khớp gối có phải hiện tượng bất thường?
Một buổi sáng ở ngoài đường Hà Nội gây hại tương đương 2 bao thuốc lá
Chuyên gia dinh dưỡng bàn giải pháp giảm gánh nặng bệnh tật khi già hóa dân số
Mẹo bảo quản hành lá để cả tháng vẫn tươi
Bụi mịn nguy hiểm thế nào, đeo khẩu trang ngăn được không?
Xem thêm