Thứ tư, 30/04/2025 18:14     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 12/03/2019 14:53

Cha mẹ cần làm gì để bảo vệ con an toàn khi dịch sốt xuất huyết tăng mạnh?

Trẻ nhỏ khi mắc sốt xuất huyết có thể diễn tiến nặng hơn người lớn. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh như sốt cao đột ngột (39-40 độ), lừ đừ, mệt mỏi kéo dài.

12 phường ở Hà Nội có nguy cơ gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết

Chia sẻ với ANTĐ, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm này, toàn thành phố đã ghi nhận 139 trường hợp sốt xuất huyết trong năm 2019. Để đề phòng dịch sốt xuất huyết bùng phát vào mùa hè, Sở Y tế đã yêu cầu các đơn vị cần chủ động triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và tăng cường công tác giám sát véc tơ phòng bệnh.

Đáng chú ý, trong tuần qua, Hà Nội đã tiến hành giám sát tại 12 điểm nguy cơ gia tăng dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó có các trọng điểm như: phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai), xã Sơn Đồng (huyện Hoài Đức), xã Cự Khê (huyện Thanh Oai), phường Nghĩa Đô và phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy), phường Ngọc Hà và phường Thành Công (quận Ba Đình)…

tre sot xuat huyet

Tính đến thời điểm này, toàn thành phố đã ghi nhận 139 trường hợp sốt xuất huyết trong năm 2019 (Ảnh: Internet)

Cha mẹ phải làm gì để phòng dịch sốt xuất huyết cho trẻ?

Thân nhiệt trẻ cao, đùa nghịch ra mồ hôi nhiều thu hút muỗi hơn. Sức đề kháng bé còn yếu khiến dễ mắc bệnh và để lại biến chứng nguy hiểm. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin phòng bệnh nên phòng tránh là biện pháp chủ yếu.

Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, sử dụng sản phẩm chống muỗi đúng cách.

Trẻ nhỏ khi mắc sốt xuất huyết có thể diễn tiến nặng hơn người lớn. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh như sốt cao đột ngột (39-40 độ), lừ đừ, mệt mỏi kéo dài trong nhiều ngày. Phụ huynh nên cho con uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có thể chọn loại thuốc có vị cam dễ uống để bé hợp tác hơn. Cha mẹ cần đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng, nếu chưa rõ nên hỏi lại bác sĩ để tránh trẻ uống nhầm thuốc, sai liều.

Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao khó hạ, nhất là những ngày đầu, ngay cả khi uống thuốc hạ sốt do bác sĩ kê đơn, có thể 30-45 phút sau, trẻ sốt cao trở lại. Trong trường hợp này, phụ huynh không tự ý tăng thuốc dẫn đến quá liều. Hơn nữa, sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa... Một số trường hợp bé có thể kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, buồn nôn... cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

-> Cậu bé 6 tuổi mất 19 tỷ tiền chữa bệnh vì không tiêm vắc-xin uốn ván

Video: 5 dấu hiệu sốt xuất huyết cần đi viện ngay lập tức. Nguồn: ANTV

Phương Vũ (T/h)  
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Mắc bệnh tình dục do thói quen thường gặp khi hát karaoke
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Xăm rồng phượng kín tay, chưa kịp 'ngầu' nam thanh niên đã vội nhập viện
Hơn 500 cán bộ y tế thảo luận về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Giá đắt cho 60 phút làm đẹp cấp tốc tại spa chui
Nhập viện nguy kịch sau khi uống 38 viên thuốc huyết áp
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Cách chữa viêm phế quản bằng đông y, mẹo dân gian
Nhận biết nấm kim châm tẩm chất độc formaldehyde nhờ 5 dấu hiệu điển hình
90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen nhiều người mắc phải
Trẻ ăn cơm sớm có tốt không, bao nhiêu tháng cần cho ăn dặm?
Xem thêm