Thứ sáu, 01/11/2024 06:12     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 09/07/2021 06:30

Bệnh hay quên ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh hay quên (còn gọi là đãng trí) ở người trẻ ngày càng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau này nếu không chữa trị kịp thời.

Bệnh hay quên ở người trẻ do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người trẻ tuổi. Trong đó, căng thẳng tâm lý do áp lực học hành, làm việc hay kiếm tiền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn công nghiệp nhiều đồ ngọt được chế biến từ đường hóa học, thực phẩm nướng, chiên xào, đồ hộp chứa chất bảo quản và phụ gia, thiếu chất… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm nhận thức và trí nhớ của não bộ.

benh hay quen 2

Ảnh minh họa

Ngoài ra thói quen vô tổ chức, không ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc không khoa học dẫn đến tình trạng hay quên, căng thẳng và giảm trí nhớ. Sự xuất hiện của nhiều thiết bị công nghệ như smartphone, máy tính bảng, ipad thông minh… cũng dẫn đến sự phụ thuộc của người dùng vào các vật dụng này, mọi người thích tất cả các loại thông tin được lưu trữ trong điện tử thiết bị hơn là bộ não của mình và ít vận động não bộ dẫn đến tư duy chậm chạp hơn.

Dấu hiệu bệnh đãng trí ở người trẻ

Nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh hay quên ở người trẻ tuổi sẽ rất hữu ích trong việc tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Chứng bệnh hay quên ở người trẻ thường có các dấu hiệu và triệu chứng như:

benh hay quen 3

Ảnh minh họa

– Thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, buồn bã, không kiểm soát được hành của mình.

– Không nhớ đồ đạc mình để đâu, nói trước quên sau, nhầm lẫn giữa các vấn đề hoặc câu chuyện tương tự.

– Khó tập trung, liên tục lơ đãng trong học tập và công việc.

– Khả năng tư duy bị suy giảm.

– Ngủ không sâu giấc, mất ngủ..

– Phản ứng chậm chạp thụ động trong cuộc sống.

Chứng đãng trí ở người trẻ có nguy hiểm không?

Theo ước tính 20-30% người mắc bệnh suy giảm trí nhớ dưới tuổi 35, chủ yếu là học sinh, sinh viên hoặc công chức.

Khoảng 50% trường hợp chứng hay quên sẽ trở thành hội chứng sa sút trí tuệ trong 3 năm sau đó.

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng đơn giản nhưng thật ra rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời, não bộ sẽ ngày càng suy yếu dẫn đến hoạt động chậm chạp, không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán...

benh hay quen 1

Ảnh minh họa

Tình trạng nặng hơn sẽ khiến người bệnh hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động và phản xạ cùng các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da... Cuối cùng dẫn đến tử vong vì những bệnh nhiễm trùng.

Như vậy, bệnh hay quên của người trẻ tưởng chừng là bệnh lý đơn giản nhưng lại khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh đãng trí để có hướng điều trị tốt nhất.

-> Cách cải thiện chứng hay quên ở người trẻ

Xem thêm: Vì sao nên ngủ trước 22h mỗi ngày? (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh khỏi, giảm biến chứng
Gián đất chui vào tai do thói quen trải đệm ngủ sàn nhà
Đột tử sau 1 tuần đau vai: Bác sĩ cảnh báo 4 chỗ đau không nên xem nhẹ
Suy tim độ 3 không đáng lo nếu có các cách này
Vì sao gen Z chưa già đã đau lưng, mỏi gối, tê tay?
Đứng hay ngồi tốt hơn cho sức khỏe?
Tổng hợp các phương pháp giảm axit uric hiệu quả
Tự khám tại nhà là cách đơn giản nhất để tầm soát ung thư vú
Sốc nhiệt khi hoạt động thể thao: Bác sĩ chỉ dấu hiệu nhận biết và cảnh báo nguy hiểm
Lưu ý nếu dùng thuốc sổ mũi cho trẻ khi giao mùa
Nhiều chị em e ngại khi khám sàng lọc, đến bệnh viện đã quá muộn
Ung thư vú có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%, không nên đợi có triệu chứng mới đi khám
Toạ đàm: Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành
Gia đình Việt Nam toạ đàm: 'Tầm soát ung thư vú, biết sớm để chữa lành'
Vì sao đàn ông ít khi ốm nhưng thường nặng hơn phụ nữ?
Phòng khám ĐKY học Quốc tế nâng cao chất lượng điều trị với nhiều phương pháp tiên tiến
Hiểu về hạt xơ dây thanh và cách cải thiện hiệu quả
Rộ trào lưu “bắt pen”: Bác sĩ bức xúc cảnh báo hệ lụy khó lường
Run tay khi hồi hộp, căng thẳng phải làm sao?
Xem thêm