Thứ ba, 17/06/2025 02:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 16/01/2025 15:15

Bé trai 3 tuổi bị thủng vách ngăn mũi do dị vật thường gặp

Bé trai 3 tuổi rưỡi được bố mẹ đưa tới bệnh viện khám vì bị chảy nước mũi có mùi thối ở một bên.

Sau khi thăm khám và nội soi, bác sĩ phát hiện dị vật là một cục pin nhỏ thường gặp ở các món đồ chơi bên trong mũi của bé. Bệnh nhân sau đó đã được các bác sĩ lấy dị vật nhưng gặp phải tình trạng thủng vách ngăn mũi.

BSCKI Hà Tố Như - Bệnh viện An Việt cho biết, đây không phải lần đầu tiên chị gặp phải tình trạng có dị vật là pin cúc áo trong mũi ở trẻ.

BSCKI Hà Tố Như

Cách đây không lâu, BS Tố Như cũng gặp một trường hợp tương tự khi bệnh nhân nhi 6 tuổi nhập viện trong trường hợp đau mũi phải, chảy dịch mũi màu đen. Bé được gia đình đưa tới bệnh viện một ngày sau đó trong tình trạng dị vật đã gây cháy đen, hoại tử toàn bộ niêm mạc mũi ở vị trí dị vật nằm.

Pin cúc hay pin cúc áo là một trong những dị vật rất hay gặp trong những trường hợp trẻ nhập viện can thiệp. Với sự gia tăng của các thiết bị điện tử có sử dụng loại pin này thì số ca trẻ nuốt phải pin vào đường tiêu hóa hay mũi cũng gia tăng.

Dị vật này được coi là một tình trạng cấp cứu tối cấp trong chuyên ngành Tai Mũi Họng vì nó có thể gây tổn thương mũi rất nhanh, mạnh và có thể để lại di chứng nặng nề sau đó. Một loạt biến chứng mà pin cúc có thể gây ra khi ở trong mũi có thể kể như gây ra loét, hoại tử dần dần niêm mạc, sụn vách ngăn mũi dẫn tới dày dính tổ chức làm hẹp, tịt hốc mũi gây khó thở, đôi khi hoại tử gây thủng vách ngăn mũi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của mũi.

Dị vật này khi nằm lại ở mũi nó vẫn còn hoạt động, có hiện tượng kiềm hóa xảy ra ở cực âm dẫn tới bỏng hóa chất kiềm tại mũi, đồng thời mũi còn bị tổn thương thêm do nhiễm độc kim loại và các hóa chất khác rò rỉ ra từ viên pin.

BS Hà Tố Như cho biết mức độ tổn thương của mũi sẽ phụ thuộc vào kích thước dị vật, thời gian dị vật được gắp ra và độ mới của dị vật. Thời gian pin nằm lại trong mũi chỉ từ 30 phút trở lên đã có thể gây ra những tổn thương. Vì vậy, cần phát hiện và xử lý càng sớm càng tốt.

Nguy hại là vậy nên phụ huynh cần tích cực phòng tránh con em mắc phải tình trạng trên. Cần hết sức lưu ý, kiểm soát tốt để trẻ không nhét viên pin vào mũi, ngậm, nuốt viên pin cúc hay các thiết bị điện tử có sử dụng pin. Khi phát hiện nhét dị vật pin vào mũi hay trẻ nuốt viên pin cần nhanh chóng đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng gần nhất để được xử trí sớm nhất có thể, tránh các di chứng nặng nề đáng tiếc về sau.

Với những trẻ lớn hơn, cần ý thức được việc nhắc nhờ và chỉ dẫn trẻ nguy hại của việc nuốt hay đưa pin vào mũi để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Tuấn Khanh  
Cháy da bỏng rát sau khi dùng kem 'siêu chống nắng' mua qua mạng
Cảnh giác với tai biến mạch máu não: Đừng để quá muộn
Dân văn phòng chơi pickleball liên tục có tốt không?
Vì sao matcha ngày càng được nhiều người lựa chọn?
10 năm mang khối u xơ tử cung nặng hơn 1,4kg
Tràn lan filler giá rẻ, trả giá như mua rau
Bác sĩ cảnh báo bất thường khi vừa ăn no đã buồn ngủ
Bác sĩ cảnh báo chấn thương nguy hiểm khi không thể giơ tay chải đầu, với ra sau lưng
Triệu chứng viêm thanh quản và giải pháp hỗ trợ từ thảo dược
Suýt điếc vĩnh viễn vì thói quen nhiều người trẻ hay làm
Bé gái 21 tháng tuổi nuốt phải kẹp tóc khi chơi đùa
Dập nát bàn tay do dùng điện thoại khi sạc pin
Ù tai ở người cao tuổi: Vấn đề không thể xem thường
Hành trình 10 ngày giành giật sự sống cho bé trai sơ sinh
Thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Người suy thận độ 1 làm gì để bệnh không tiến triển?
Nội soi phế quản – “chìa khóa vàng” trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý hô hấp
Chấn thương do đá bóng thường gặp nhưng dễ bị xem nhẹ
Khi nào cần mổ u xơ tử cung?
Cựu bác sĩ Đội tuyển Quốc gia Việt Nam cảnh báo chấn thương âm thầm cản bước đam mê sân cỏ
Xem thêm