Thứ tư, 20/11/2024 10:26     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 20/11/2024 10:26

Băng rừng "gieo chữ" nơi bản làng Hà Giang

Hầu hết giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa - Quang Bình - Hà Giang đều ở cách trường hơn chục km. Tuy nhiên các thầy cô giáo trong những năm qua đã băng rừng, bám bản để "gieo chữ" cho con em đồng bào.

Gian nan gieo chữ nơi bản làng Hà Giang

Gắn bó với ngành giáo dục gần 32 năm, trong đó có 10 năm công tác tại vùng sâu, vùng xa, cô Hoàng Thị Xuyến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) đến với ngôi trường này lần đầu từ năm học 2006-2007.

"Năm học 2006-2007, sau khi công tác 3 năm tại huyện Xín Mần tôi chuyển về công tác tại Trường THCS Yên Bình thuộc huyện Bắc Quang. Thời điểm đó, trường Bản Rịa thiếu rất nhiều giáo viên nên tôi được phân công lên dạy tăng cường tại đây một năm", cô Xuyến kể lại.

Năm học 2019-2020, cô Xuyến được phân công quay lại trường Bản Rịa công tác với vai trò là hiệu trưởng để tiếp tục cống hiến cho ngôi trường đặc biệt này.

"Khi đến làm việc trực tiếp tại đây, được tiếp xúc với bàn con các thôn bản, tiếp xúc với các em học sinh, nhận thấy các em ấy rất thiệt thòi so với con em mình về mọi phương diện. Nhìn các em học sinh thiếu thốn đủ bề, tôi càng cảm thấy cần phải cố gắng hơn để bù đắp phần nào thiệt thòi đó,” cô Xuyến chia sẻ.

Công tác tại vùng núi xa xôi, các thầy cô ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn khiến các em học sinh nhiều khi phải đi bộ hàng chục cây số đến trường.

Đặc biệt, vào mùa mưa bão, với địa hình đồi núi hiểm trở, việc đi lại của thầy trò gặp muôn vàn khó khăn, nguy cơ sạt lở luôn rình rập.

Không chỉ dừng lại ở giảng dạy, các thầy cô còn là người bạn đồng hành với học sinh trong cuộc sống. Tình yêu thương, sự tận tâm và niềm hy vọng đã tạo nên sợi dây gắn kết đặc biệt giữa giáo viên và học sinh nơi đây. Các thầy cô không chỉ dạy học mà còn lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em nội trú.

Ký ức những đêm mưa bão thức trắng di chuyển học sinh đến nơi an toàn vẫn còn in sâu trong tâm trí của các giáo viên nơi đây. những lúc nửa đêm, các em học sinh dù đang ngủ ngon nhưng chỉ cần nghe tiếng thầy cô gọi là các em đã bật dậy như một phản xạ tự nhiên và tự gấp chăn gối để chuyển đến nơi cần đến mà không cần các thầy cô nhắc nhở.

"Dù đã quen với những tình huống khẩn cấp như thế, nhưng nhìn các em nhỏ tự giác gấp chăn màn, nhanh nhẹn làm theo hướng dẫn, tôi thấy thương và tự hào vô cùng", một giáo viên nhớ lại.

Không ngừng nỗ lực vì con em đồng bào

Dẫu chặng đường phía trước còn lắm gian nan, các thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa vẫn giữ vững niềm tin vào tương lai tốt đẹp hơn cho học trò của mình. Họ mong muốn nhà trường sẽ ngày càng khang trang hơn, trở thành “ngôi nhà thứ hai” với đầy đủ cơ sở vật chất và tình thương.

Hiện tại, trường có 292 học sinh, trong đó 234 em phải sống nội trú suốt cả tuần. Phần lớn các em đều đến từ các gia đình thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, cha mẹ bận mưu sinh nơi xa, không có điều kiện chăm lo học hành. Đặc biệt, 100% học sinh ở đây là người dân tộc thiểu số, với những hoàn cảnh sống đầy khó khăn.

Dù đối mặt với vô vàn khó khăn, đội ngũ 33 cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường vẫn luôn đoàn kết, nhiệt huyết với nghề. Để giữ vững niềm tin và động lực, họ chọn yêu trẻ, gắn bó với sứ mệnh cao cả là “gieo chữ” cho các em nhỏ vùng cao.

Những người thầy, người cô nơi đây không chỉ “gieo chữ” mà còn gieo hy vọng, khát khao vươn lên cho bao thế hệ trẻ. Những con chữ giữa núi rừng ấy sẽ mãi là hành trang quý giá, là ánh sáng dẫn lối các em đến với tương lai tốt đẹp hơn.

"Chúng tôi luôn mong muốn trường học không chỉ là nơi dạy học mà còn là ngôi nhà thứ hai để các em cảm thấy thoải mái, tự tin. Ước mơ lớn nhất là xây dựng một môi trường học tập đầy đủ hơn để các em có thể tự tin vươn xa trong tương lai", cô Hoàng Thị Xuyến - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa tâm sự.

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của các cấp chính quyền và sự nỗ lực tâm huyết của các thầy cô, cuộc sống của các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa đã được cải thiện rất nhiều.

Dù còn nhiều khó khăn, trong những năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH&THCS Bản Rịa vẫn đạt được những thành tích đáng tự hào.

Giáo viên liên tiếp đạt giải cao trong các hội thi cấp huyện, trong khi nhiều em học sinh xuất sắc giành giải cao tại các cuộc thi như: 01 huy chương Đồng môn điền kinh tại Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Hà Giang; 01 huy chương Bạc, 01 huy chương đồng tại Hội khoẻ Phù Đổng huyện Quang Bình năm 2024.

Nhóm PV  
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Nữ sinh phố núi Gia Lai vào Đại học Fulbright nhờ suất học bổng từ cấp 2
Ra mắt sách giới thiệu BĐS Việt Nam với người nước ngoài, tặng toàn bộ tiền cho bệnh nhân ung thư
Người dưới 18 tuổi không được chơi một game quá 60 phút mỗi ngày
Kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ... khóc thuê
'Cà phê chị em' ở Điện Biên: Nơi những người phụ nữ tìm lại vị thế của mình
Cứu sống người đàn ông 38 tuổi bị ngộ độc thuốc trừ sâu
Hồi sinh bãi bồi dưới chân cầu Long Biên - Hà Nội
Đang cấp cứu trong viện vẫn phải đến ngân hàng xác định danh tính để được rút tiền
Nghệ nhân phố cổ Hà Nội 60 năm giữ nghề kim hoàn thủ công truyền thống
Thị trấn 2.000 dân, 52 năm mới có một em bé chào đời
Xem thêm