Thứ tư, 17/04/2024 01:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/10/2021 14:00

Nâng cao chất lượng dân số: Bài 2 - Chính sách dân số phải sát thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, những chính sách về dân số được ban hành trong thời gian vừa qua đã đầy đủ, hợp lý và sát thực tiễn của xã hội.

Bài 2 - Chính sách dân số phải sát thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước

Nhấn mạnh tại lễ phát động "Tháng hành động quốc gia về dân số và Ngày Dân số Việt Nam" (26/12/2019) với chủ đề "Đồng hành cùng sự nghiệp Dân số và Phát triển vì sự phồn vinh của đất nước", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định công tác dân số hiện nay không chỉ đơn giản là kế hoạch hóa gia đình, bảo đảm sức khoẻ bà mẹ, trẻ em hay mọi người dân mà vấn đề dân số và phát triển đã bao trùm hơn rất nhiều.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đây không còn là chức năng của riêng Bộ Y tế, mà là công việc của hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và từng người dân. Chất lượng dân số không chỉ nằm ở chăm sóc sức khoẻ y tế, thể chất mà người dân còn phải khoẻ mạnh về tinh thần ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ, trẻ em.

Phó Thủ tướng cho biết, có nhận thức, có nghị quyết Trung ương, có chiến lược… sẽ huy động được mọi nguồn lực trong xã hội tập trung cho mục tiêu phát huy lợi thế của cơ cấu dân số Việt Nam, phù hợp với xu thế mới để có quy mô, cơ cấu, phân bố hợp lý, có chất lượng cao.

"Làm sao để mọi người Việt Nam khi sinh ra đều được chăm sóc tốt nhất trong khả năng có thể, bình đẳng và có cơ hội tương lai như nhau", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Chinh-sach2

Tại Hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam, ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế) cho rằng, trong những năm qua nhờ sự đúng đắn trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, chất lượng dân số của nước ta không ngừng được nâng lên.

Để đưa Nghị quyết 21-NQ/TW vào cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 137/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW, trong đó Chính phủ đã giao cho 12 Bộ, ban, ngành xây dựng 42 chương trình, luật, đề án chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 21-NQ/TW.

Theo lãnh đạo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (Bộ Y tế), sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, một số văn bản luật, chiến lược, chương trình, đề án đã được ban hành như: Luật Lao động sửa đổi; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030; Chương trình Truyền thông Dân số đến năm 2030; Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030; Chương trình nâng cao chất lượng dân số, tầm soát sàng lọc bệnh tật trước sinh và sơ sinh,…

Empty
Empty

"Trong thời gian tới, mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số, cơ chế phối hợp liên ngành, mô hình cộng tác viên làm công tác dân số, gia đình trẻ em cũng sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành", ông Nguyễn Doãn Tú thông tin.

Đánh giá về những chính sách, chiến lược về phát triển và nâng cao chất lượng dân số tại Việt Nam được ban hành trong thời gian vừa qua, PGS.TS Trịnh Hoà Bình - Chuyên gia Xã hội học cho rằng các chính sách này ngày càng hợp lý và sát với thực tiễn phát triển của xã hội.

Nguyên Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, hiện nay từ Trung ương cho tới địa phương, các Bộ, Ban ngành, đoàn thể đều đã ban hành những chính sách, chiến lược, bố trí nguồn lực... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để thực hiện công tác nâng cao chất lượng dân số trong thời kỳ mới.

Dẫn chứng về nhận định của mình, PGS.TS Trịnh Hoà Bình cho biết, ngày 28/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030".

Back

Trong đó, mục tiêu của chương trình là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

"Điều quan trọng là mức sinh thay thế của một số địa phương lâu nay đều không đạt và thực trạng của xã hội là hiện tượng kết hôn muộn đang trở nên ngày càng phổ biến. Vì vậy quyết định này đã thể hiện rõ tầm nhìn, chiến lược của Chính phủ, góp phần đảm bảo cho đất nước có chất lượng dân số tốt nhất, ổn định hơn", PGS.TS Trịnh Hoà Bình phân tích.

TS Trinh Hoa Binh

Chuyên gia Xã hội học này nhận định, hiện tượng lười yêu, không chịu kết hôn thậm chí có một số bộ phận giới trẻ còn không muốn sinh con... là những xu hướng tiêu cực được cảnh báo sẽ dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho xã hội trong tương lai như sự phát triển không hài hòa, đối mặt với rất nhiều thách thức về dân số.

Đặc biệt, từ ngày 10/3/2021, Thông tư số 01/2021/TT-BYT đã chính thức có hiệu lực. Đây là văn bản hướng dẫn một số nội dung để địa phương làm căn cứ xây dựng chính sách khuyến khích: khen thưởng, hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số.

Chinh-sach04

Đối với các quy định khuyến khích, khen thưởng trong việc thực hiện tốt công tác dân số của cá nhân, tập thể, các cặp vợ chồng trong Thông tư 01/2021/TT-BYT mà Bộ Y tế đã ban hành, PGS.TS Trịnh Hoà Bình cho rằng đây là minh chứng để người dân hiểu được nhà nước quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dân số để làm tiền đề xây dựng và phát triển đất nước như thế nào.

"Đây là những minh chứng rõ rệt nhất để chỉ ra cho các tập thể, mỗi cá nhân thấy cụ thể hơn rằng khi thực hiện tốt công tác dân số sẽ được khen thưởng, được hưởng những ưu đãi thiết thực nhất chứ không phải là những khẩu hiệu sáo rỗng, những lời nói suông", PGS.TS Trịnh Hoà Bình nhận định.

Lời kết

Công tác dân số không phải là vấn đề mang tính chất "một sớm một chiều" mà đó là câu chuyện trải qua nhiều thế hệ. Vì thế để nâng cao chất lượng dân số cần sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban ngành và toàn thể người dân. Cùng với đó là sự kiên trì, bền bỉ và tâm huyết.

Vì thế, để mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dân số thì chính sách dân số phải sát thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.

Kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cho thấy, dân số nước ta là 96,2 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm.

Tỷ số giới tính của dân số là 99,1 nam/100 nữ. Trong đó, tỷ số giới tính khu vực thành thị là 96,5 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 100,4 nam/100 nữ. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con ở Việt Nam là phổ biến.

Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi; trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71,0 tuổi, của nữ giới là 76,3 tuổi. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi năm 1989 lên 73,6 tuổi năm 2019.

Sơn Hải  
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Vì sao ăn nhiều muối lại 'làm yếu' chuyện phòng the?
Xem thêm