Chủ nhật, 12/01/2025 15:28     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 12/01/2025 15:28

Bác sĩ nói gì về thói quen chạy bộ để giải rượu dịp Tết?

Sau khi uống rượu bia, nhiều người lựa chọn chạy bộ để giải rượu. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả?

Cuối năm là thời điểm mọi người tất bật tổ chức tiệc tùng, ăn tất niên nên khó tránh việc phải sử dụng rượu bia.

Anh Nguyễn Hoàng Lâm (tên nhân vật đã được thay đổi) cho biết, anh làm cán bộ công chức, dịp cuối năm cũng là lúc các tiệc liên hoan lớn nhỏ tấp nập.

"Có tuần tôi đi liên hoan gần như kín lịch. Thậm chí có ngày 2 buổi, và liên hoan cũng khó tránh khỏi việc phải uống vì ngày Tết mà", anh Lâm chia sẻ. Theo anh Lâm, sau khi uống rượu, các quý ông thường rỉ tai nhau rằng "muốn giải rượu nhanh chóng thì đi thể dục, chạy bộ" vì khi vận động, mồ hôi thoát ra sẽ kéo theo cả những chất cồn và giúp cơ thể mau trở nên tỉnh táo.

Ảnh minh họa

Trước những tin đồn này, Ths.BS Đoàn Dư Mạnh, Thành viên Hội Bệnh mạch máu Việt Nam cho hay, chạy bộ đúng cách giúp cải thiện sức khỏe và phát triển cơ bắp. Tuy nhiên, cần cân nhắc tình trạng bệnh nền, hoàn cảnh và thời điểm để tập luyện an toàn, hiệu quả.

Sau khi uống rượu, mạch máu giãn, máu cô đặc, lỗ chân lông mở rộng, dễ nhiễm lạnh. Vận động mạnh trước hoặc sau khi uống rượu có thể gây tăng hoặc tụt huyết áp đột ngột, hình thành cục máu đông, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, đặc biệt nguy hiểm với người từng đột quỵ hoặc tăng huyết áp.

Rượu bia là chất lợi tiểu, gây mất nước, rối loạn điện giải. Kết hợp vận động mạnh sau khi uống rượu làm cơ thể mệt mỏi, mất nước nhiều hơn, không tốt cho sức khỏe. Trời lạnh, giao mùa, không nên tập ngoài trời sau khi uống rượu vì nguy cơ đột quỵ tăng cao.

“Uống rượu khiến cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh, khó kiểm soát hành vi, dễ gây tai nạn hoặc chấn thương. Đây không phải cách giải rượu an toàn, thậm chí có thể gây tử vong. Các phương pháp như uống thuốc giải rượu, xông hơi, tắm đá cũng không giúp giảm nồng độ cồn”, bác sĩ Mạnh cho hay.

Theo vị bác sĩ, tốt nhất, hãy đợi cơ thể thải hết cồn trước khi vận động. Sau khi uống rượu, nên nghỉ ngơi, ngủ đủ, bổ sung nước trái cây, nước khoáng và điện giải. Không tự ý dùng thuốc giải rượu hay giảm đau vì có thể gây hại cho gan.

Người mắc bệnh mạn tính hoặc có vấn đề sức khỏe nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp, an toàn.

Thúy Ngà  
Bác sĩ nói gì về thói quen chạy bộ để giải rượu dịp Tết?
Hai vợ chồng cùng mắc ung thư do thói quen hàng chục năm
Nhập viện gấp do thói quen dại dột của nam thanh niên
Thai phụ suýt gây hoạ lớn do từ chối đến phòng khám
Mẹo phơi chăn bông vừa sạch lại nhanh khô
Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng tại nhà
Nước rửa bát có độc hại không?
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Vì sao Hà Nội liên tục đứng đầu thế giới về ô nhiễm không khí?
Hội KHHGĐ tỉnh Quảng Bình tuyên truyền chăm sóc SKSS/KHHGĐ qua Facebook, Zalo
Thanh niên 26 tuổi bị nhồi máu não, nguyên nhân đến từ chiếc ba lô
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
Bệnh viện Quốc tế DNA: Điểm đến tin cậy cho sức khỏe và sắc đẹp
Lời thủ thỉ ngọt ngào của Tết Việt
Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới: Xem xét cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học
Tết Nguyên đán, thời điểm vàng “hâm nóng” tình yêu: Bí quyết giúp nam giới tự tin hết “yếu”
Virus HMPV đang lây lan ở Trung Quốc nguy hiểm như thế nào?
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Bí quyết tan sạch sỏi bùn túi mật chỉ sau 2 tháng
Phòng khám Hội KHHGĐ Việt Nam nâng cao hiệu quả nhờ đa dạng các dịch vụ SKSS/KHHGĐ
Xem thêm