Chủ nhật, 04/05/2025 23:59     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 14/09/2020 15:09

Bác sĩ Bệnh viện Việt Đức chỉ 7 giải pháp giúp dự phòng bệnh loãng xương

Để dự phòng loãng xương, tổn thương xương khớp thì luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự phòng loãng xương, tắc mạch...

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh - bệnh viện hữu nghị Việt Đức: "Bệnh lý về xương khớp hiện nay không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà cả những người trẻ, trung niên cũng rất dễ gặp phải. Và nó rất đa dạng với nhiều tổn thương khác nhau. Về chữa trị, tổn thương xương khớp đòi hỏi sự phối hợp rất nhiều từ chính lối sống của bệnh nhân cũng như sự phối hợp nhiều chuyên ngành khác nhau (Nội khoa, phục hồi chức năng, ngoại khoa...) mới hy vọng cải thiện được chất lượng sống cho bệnh nhân."

Dưới đây là những giải pháp cơ bản giúp dự phòng bệnh loãng xương.

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Giảm cân nặng

Tăng cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hoá, tổn thương xương khớp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được rằng chính trọng lượng quá lớn của con trẻ đã dồn ép lên bề mặt các khớp, đặc biệt các khớp vùng thấp như cột sống lưng, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân trong khi hệ thống xương - khớp chưa kịp hoàn thiện đã vô tình làm các bé bị tổn thương xương khớp từ rất sớm, dù có thể lúc đó trẻ có rất ít hoặc chưa có triệu chứng.

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong 1 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Thay đổi thói quen ăn uống

Bác sĩ Khánh cho biết, hiện nay trẻ em tăng cân, béo phì rất nhiều (do cha mẹ để các cháu ăn uống vô tội vạ, cháu thích gì chiều nấy, ăn liên tục trong ngày không có giờ giấc, cho cháu ăn quá nhiều đồ ăn sẵn tại các cửa hàng ăn nhanh, cả nhà thường xuyên ra ngoài ăn đồ nướng-quay-rán, các cháu uống nhiều nước ngọt, bố mẹ và các cháu đều lười vận động...).

Khi khớp chưa hoàn thiện của trẻ phải "gánh vác" trọng lượng nặng như người lớn đương nhiên về lâu dài, các cháu là người phải chịu những hậu quả nặng nề của thoái hoá và tổn thương sớm xương khớp. Trách nhiệm này thuộc về những bậc làm cha mẹ, chúng ta cần nghiêm khắc kiểm soát ăn uống và xây dựng kế hoạch vận động cho con.

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong 3 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Tránh duy trì bất động quá lâu 1 tư thế

Làm việc một tư thế, vị trí quá lâu (lái taxi, ngồi may, ngồi sửa đồng hồ, dân văn phòng ngồi máy tính...) hoặc ngồi máy bay đường dài, đứng canh gác... dẫn tới việc tăng áp lực lên bề mặt một số khớp nhất định đồng thời giảm lưu thông khí huyết, tăng nguy cơ huyết khối, tắc mạch và suy giãn tĩnh mạch, teo cơ, tăng nguy cơ loãng xương. Vậy nên cứ tối đa 90 phút, anh chị nên đứng dậy đi lại, vươn thở, ép dãn, xoay khớp cổ tay cổ chân, khớp gối, khớp vai và gấp ưỡn cột sống lưng, cột sống cổ tầm 5 - 10 phút nhé.

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong 2 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự phòng loãng xương, tắc mạch. Luôn khởi động trước khi chơi thể thao và chọn môn phù hợp với tuổi tác, bệnh lý từng người. Ví dụ trung niên và người già hoặc người bị bệnh lý cột sống lưng thì không nên chạy bộ, thay vào đó nên đạp xe, bơi, gym nhẹ nhàng, đi bộ, yoga, thiền, các bài tập với bóng Gym tại nhà...

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong  Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Bỏ thuốc lá và giảm rượu

Rất nhiều người hiện nay còn ngây thơ nghĩ rằng uống rượu chỉ hại gan, dạ dày hoặc hút thuốc lá chỉ ảnh hương đến phổi. Thực tế lại vô cùng tàn nhẫn. Rượu cùng thuốc là không chỉ ảnh hưởng đến những cơ quan trên mà hằng ngày đang âm thầm "huỷ hoại" hệ thống xương khớp, tim mạch, trí não, khả năng sinh lý… của con người. Thuốc lá được xếp vào nhóm nguyên nhân hàng đầu gây thoái hoá xương khớp còn rượu mạnh thường phá huỷ gây tắc những mao mạch li ti đưa máu và dinh dưỡng đến nuôi các mô, tổ chức trong cơ thể.

Giai phap co ban giup du phong benh loang xuong 4 Giadinhvietnam

Ảnh minh họa

Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi

Anh chị nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động vì các cơ quan trong cơ thể đều cần nghỉ ngơi để tái tạo lại. Mọi người không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng vì dù lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp. Biết "lắng nghe" cơ thể cũng là điều tuyệt vời vì khi có vấn đề cơ thể sẽ báo động ngay cho chúng ta.

Bổ sung canxi, vitamin D cho cơ thể mỗi ngày

Để dự phòng loãng xương, chúng ta cần lưu ý tác động vào rất nhiều "công đoạn" để đạt được hiệu quả điều trị tối đa. Chúng bao gồm đảm bảo lượng canxi, vitamin D đưa vào cơ thể mỗi ngày (thực phẩm giầu canxi, sữa chua, pho-mai, viên canxi, vitaminD..), đảm bảo đường tiêu hoá bình thường để hấp thu được khi cơ thể đưa canxi vào (tẩy giun 6 tháng 1 lần, điều trị ổn định những bệnh lý đường tiêu hoá kèm theo..), giảm huỷ xương và quan trọng nhất là vận động thể dục mỗi ngày.

-->> Những kiểu người dễ bị mắc bệnh loãng xương và cách phòng ngừa

Xem thêm: Bài tập yoga giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương

Thu Chang  
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Bé gái 7 tuổi nguy kịch từ một vết thương không ngờ
Đặt vòng tránh thai vẫn có bầu: Lời cảnh báo không nên bỏ qua
Nhập viện gấp sau 1 lần 'lỡ dại'
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
20 tuổi bị huyết áp cao, nguyên nhân do đâu?
Bé gái 5,5 tháng tuổi suýt tử vong do nhiễm RSV
Lợi ích bất ngờ của việc thở dài
Bác sĩ Nguyễn Duy Phương: Người thắp lửa hạnh phúc cho những mái ấm từng lặng lẽ đau thương
Lạm dụng 'cứu tinh' của mùa hè, nhiều người mắc bệnh đường hô hấp
Sản phụ 33 tuổi bị biến chứng sản khoa 100.000 người chỉ hơn chục người mắc
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Lưu ý quan trọng khi đi xem diễu binh
Rộ trào lưu uống nước chanh chữa bách bệnh: Chanh có tác dụng gì, dùng thế nào cho đúng?
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Cách nhận biết viêm da ở trẻ
Phát hiện ổ rắn trong điều hòa: Xử lý thế nào, làm sao để phòng tránh?
Phát hiện hàng trăm tấn mì chính, hạt nêm, dầu ăn giả: Người tiêu dùng đánh đổi sức khỏe, xói mòn lòng tin
Tai biến mạch máu não: Làm sao để phát hiện bệnh sớm?
Xem thêm