Thứ hai, 19/05/2025 14:57     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 19/05/2025 05:00

Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư

Bác sĩ Tôn Yến từng tự tin nói rằng: “Nếu cơ thể tôi xuất hiện vấn đề sức khỏe nào đó, thì phần lớn đều là ở giai đoạn sớm, có thể kiểm soát hiệu quả. Bởi vì tôi luôn tin vào một tư tưởng: "Phòng bệnh hơn chữa bệnh, điều trị sớm tốt hơn điều trị muộn”.

Kể từ khi bắt đầu con đường nghiên cứu y khoa vào năm 1951, ông Tôn Yến – viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc, bác sĩ chuyên khoa ung thư lâm sàng và giám đốc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng thuốc mới quốc gia thuộc Trung tâm Ung thư Quốc gia Trung Quốc (NCC) – đã dành 60 năm tập trung nghiên cứu và tìm kiếm các phương pháp chống lại bệnh ung thư.

Hiện nay, dù đã 95 tuổi, ông vẫn giữ được sức khỏe tốt và tinh thần lạc quan, phấn chấn. Là một chuyên gia ung thư, ông Tôn Yến đã nhiều lần chia sẻ những bí quyết phòng ngừa ung thư với công chúng, và trên thực tế, những phương pháp này không hề khó thực hiện như chúng ta tưởng.

Bác sĩ Tôn Yến (Ảnh: Sohu)

Đơn thuốc phòng ung thư của bác sĩ Tôn Yến

Thà đói còn hơn ăn quá no

Có một câu nói: “Thà đói còn hơn ăn quá no, gầy vẫn tốt hơn béo.” Bởi vì béo phì có mối liên hệ mật thiết với nhiều loại ung thư như ung thư ruột, ung thư thận, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng…

Những người thường xuyên ăn thực phẩm nhiều chất béo, đồ chiên rán, thịt đỏ và không kiểm soát được khẩu phần ăn thì nguy cơ mắc ung thư sẽ cao hơn.

Bác sĩ Tôn Yến chia sẻ một phương pháp giảm cân của riêng mình: “Tôi sợ bản thân không cưỡng lại được sức hấp dẫn của đồ ăn ngon, nên để tránh ăn quá nhiều, mỗi khi ăn gần no – khoảng 70% cảm giác no – là tôi rời bàn ăn ngay, không tiếp tục ngồi trò chuyện vì sợ vừa nói chuyện vừa ăn thêm vài miếng nữa”.

Kiên trì khám sức khỏe định kỳ

“Trong điều trị ung thư, thời điểm phát hiện là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tôi khuyên mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm. Với những người trung niên và cao tuổi có điều kiện thì nên khám hai lần một năm. Bản thân tôi cũng khám sức khỏe hai lần mỗi năm”, bác sĩ Tôn Yến khuyên.

Bởi vì nhiều khối u thường tiềm ẩn, khó phát hiện, một lần khám thông thường có thể không phát hiện ra. Ví dụ, ở giai đoạn đầu của ung thư phổi, chỉ khoảng 50% trường hợp có thể phát hiện được qua phim chụp X-quang hoặc xét nghiệm đờm. Tăng tần suất khám giúp nâng cao khả năng phát hiện sớm bệnh.

Bác sĩ Tôn Yến chia sẻ rằng trong hơn 50 năm công tác tại Bệnh viện Ung bướu Viện Khoa học Y học Trung Quốc, đã có hơn 60 nhân viên trong viện được chẩn đoán mắc ung thư vú. Tuy nhiên, phần lớn đều được chữa khỏi, chỉ có dưới 3 người tử vong do một số yếu tố đặc biệt.

Nhiều người có thể cho rằng có "bí quyết" gì đó, nhưng thật ra không có điều gì đặc biệt. Nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên bệnh viện ung bướu thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm và tích cực phối hợp điều trị nên hiệu quả rất khả quan.

Kiểm soát các tổn thương tiền ung thư

Sự phát triển của ung thư thường diễn ra trong một quá trình kéo dài, chứ không phải xảy ra đột ngột. Nó thường trải qua 3 giai đoạn: tổn thương tiền ung thư, ung thư tại chỗ và ung thư xâm lấn.

Giai đoạn cần được đặc biệt chú ý là tổn thương tiền ung thư, bao gồm các tình trạng như: bạch sản niêm mạc, polyp đại tràng đa phát, viêm teo dạ dày mãn tính, viêm cổ tử cung mãn tính, nốt ruồi bất thường…

Mặc dù ở giai đoạn này chưa được coi là ung thư, nhưng đây là nền tảng dễ tiến triển thành ung thư. Nếu được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Biết cách tận hưởng cuộc sống

Bác sĩ Tôn Yến cho biết, trong quá trình tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân, ông nhận thấy có một điểm chung ở nhiều người: áp lực lớn, trầm cảm kéo dài, lo lắng quá mức, hay tức giận và không biết giải tỏa. Những cảm xúc tiêu cực này sẽ gây ra phản ứng căng thẳng trong cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tạo cơ hội cho tế bào ung thư phát triển.

Muốn phòng ngừa ung thư, điều quan trọng là giữ được tâm lý cân bằng.

Hãy học cách tận hưởng cuộc sống, tìm kiếm niềm vui từ những điều giản dị hằng ngày thay vì để cuộc sống cuốn mình đi.

“Tôi có một cách nhỏ để điều chỉnh tâm lý: Với những lời khen, tôi ít khi để tâm, vì tôi không nghĩ mình giỏi đến vậy; còn với những lời phỉ báng, tôi cũng không để trong lòng, vì tôi cũng không tệ đến thế. Khi bạn nhìn nhận cả lời tốt lẫn xấu một cách thản nhiên, thì tâm lý sẽ tự nhiên trở nên cân bằng”, bác sĩ Tôn Yến nói.

T. Linh (Theo Sohu)  
Suy nhược thần kinh kéo dài, làm gì để vượt qua?
Thanh niên 25 tuổi mắc chứng 'rụng đầu' do nhìn điện thoại quá nhiều
Bác sĩ 95 tuổi chỉ 4 cách giúp tránh bệnh ung thư
Thực phẩm mốc nên vứt bỏ hay cắt phần hỏng để dùng tiếp?
Hơn 10% ca ung thư tại Việt Nam ở độ tuổi dưới 40: Bác sĩ chỉ 2 việc giới trẻ cần làm ngay
Phụ nữ học vấn cao, thu nhập tốt ngày càng uống nhiều rượu bia
6 loại bệnh không thuộc nhóm di truyền nhưng cả nhà đều mắc
Mận khô California: Bí quyết cho dinh dưỡng, vị ngon và sự tiện lợi
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày tốt không, liệu có gây thiếu hụt vitamin D?
Bướu cổ lành tính: Tất cả những điều cần biết
Ưu việt từ phương pháp “Sinh không đau – không lo biến chứng” tại khoa Phụ sản Bệnh viện Mặt Trời
Tiếng khóc nghẹn ngào của cô gái trẻ nơi hành lang bệnh viện
Vì sao người chạy marathon cần tầm soát bệnh tim mạch?
Mang thai vị thành niên gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em gái 15 - 19 tuổi
Cô gái 27 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm: Bác sĩ cảnh báo lối sống 'gây hại' của giới trẻ
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Gặp 4 vấn đề sức khoẻ do sai lầm khi bật quạt ngủ xuyên đêm
Xem thêm