Thứ năm, 20/03/2025 06:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/08/2014 10:42

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không là lo lắng của rất nhiều người, bởi có ý kiến cho rằng, bà bầu uống nhiều sữa đậu nành, con sinh ra là bé trai dễ bị… đồng tính.

Bà bầu lo lắng về ảnh hưởng của sữa đậu nành

Chị Trang Anh, Ninh Thuận chia sẻ: “Tôi đang thai ở tuần thứ 5. Mặc dù có thói quen uống sữa đậu nành vào mỗi buổi sáng nhưng hiện giờ tôi đã phải bỏ. Bởi theo mẹ chồng tôi, uống sữa đậu nành có hóc môn nữ, uống nhiều khi thai còn nhỏ sẽ dễ mang thai giới nữ, nếu uống dài trong thời kỳ mang thai, thai nhi là nam sinh ra dễ bị… bê đê. Tôi đang rất lo lắng. Liệu tác động của sữa đậu nành có ảnh hưởng đến thai nhi như vậy không?”.

ba-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-giadinhonline.vn 1

Bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Bà bầu uống sữa đậu nành được không là chủ đề bàn tán của nhiều cha mẹ trên các diễn đàn thời gian gần đây. Có ý kiến cho rằng, uống sữa đậu nành không tốt cho thai nhi. Uống sữa đậu nành trong suốt quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến giới tính của bé. Cũng có ý kiến cho rằng, uống sữa đậu nành với số lượng ít, 1 tuần 3 cốc sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khẳng định sữa đậu nành hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu.

Thực hư sữa đậu nành ảnh hưởng đến thai nhi

Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới vào năm 2001 của tiến sĩ Daniel Doerge và các đồng nghiệp cho biết, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy chất isoflavone có trong đậu nành được hấp thụ qua nhau thai người.

Và năm 2002, nghiên cứu của tiến sĩ Thomas Badger được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ cho biết nghiên cứu trên những trẻ em sử dụng sữa công thức làm từ đậu nành (những đứa trẻ được coi là sử dụng nhiều sữa đậu nành nhất so với trẻ em khác tại Mỹ) cũng không thấy bất cứ dấu hiệu có hại nào tới sức khỏe của chúng.

ba-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-giadinhonline.vn 2

Nhiều ý kiến cho rằng bà bầu uống sữa đậu nành con sinh ra dễ bê đê (Ảnh minh họa)

Vì vậy, kết luận của các chuyên gia hàng đầu khẳng định, sữa đậu nành không có ảnh hưởng đến bà bầu. Thậm chí, trong quá trình mang thai, bác sĩ còn khuyến khích các bà bầu nên uống nhiều sữa đậu nành.

Sữa đầu nành có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bà bầu

Theo báo Giáo dục Việt Nam, Không những thế, trong thành phần đậu nành còn chứa rất nhiều axit béo linoleic, linolenic, omega-3 là những axit béo không no thiết yếu, giúp tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng, điều chỉnh huyết áp, giúp làm tăng sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh.

Các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, folat, vitamin A, PP, B, D trong sữa đậu nành rất tốt cho sự phát triển của thai nhi, tránh hiện tượng nhẹ cân, sinh non, tránh còi xương ở bé, loãng xương ở mẹ.

Bên cạnh đó, trong đậu nành còn có chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm hiện tượng táo bón ở bà bầu.

ba-bau-uong-sua-dau-nanh-duoc-khong-giadinhonline.vn 3

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩm thiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú

Theo các nghiên cứu khoa học mới nhất, đậu nành còn là nguồn thực phẩm thiên nhiên quý giá giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.

Theo nghiên cứu của Đại học Y Đại Học Y Khoa Tuft – Hoa Kỳ, không nên bổ sung vào cơ thể quá 100 mg isoflavone (isoflavone là chất chống oxy hóa, có rất nhiều trong đậu tương) mỗi ngày.

Ở mức 35 – 55 mg isoflavone mỗi ngày được cho là an toàn. Theo đó thì một cốc sữa đậu nành có chứa khoảng 50 mg isoflavones và khoảng 6 gam protein đậu tương.

An Nguyên (Tổng hợp)

Tags:
Vì sao nói phụ nữ sợ sinh con vào buổi trưa, đàn ông sợ sinh con lúc nửa đêm?
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
Tỷ lệ sinh giảm do đàn ông lười làm việc nhà
Bệnh nhi 2 tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi liên quan bệnh sởi
Chạy bộ bao nhiêu giờ mỗi ngày để tốt cho sức khỏe?
Mất ngủ thường xuyên sau tuổi 50: Bác sĩ chỉ 7 lý do phổ biến
2 anh em cùng mắc ung thư phổi sau nhiều năm chung một thói quen
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
Biến chứng viêm họng hạt thường gặp và giải pháp cải thiện
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Vì sao nhiều cặp sinh đôi nhưng không cùng giờ cùng ngày?
Mất oan 200 triệu đồng, suýt 'nghĩ quẩn' sau một lần đến quán massage
Phụ nữ mang thai ăn nhiều có tốt không?
Thông tin u xơ tử cung, u nang buồng trứng dưới 50mm
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Đau nhức xương khớp sau sinh có tự khỏi được không, điều trị thế nào?
Uống thuốc giảm đau sau khi uống rượu: Tự tay 'huỷ hoại' lá gan của mình
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Chuyên gia bày cách để chị em 'hết khổ' hàng tháng nhờ một thay đổi nhỏ
Xem thêm