Thứ ba, 23/04/2024 15:12
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 01/09/2021 19:00

Bà bầu nên làm gì để khỏe mạnh trong mùa dịch COVID-19?

Bên cạnh các biện pháp phòng tránh dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bà bầu cũng nên thực hiện những việc dưới đây để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con an toàn trong mùa dịch.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong mùa dịch theo khuyến cáo của chuyên gia

Dịch Covid-19 đang là mối lo của cả thế giới với tốc độ lây lan chóng mặt và diễn biến vô cùng phức tạp, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ thời kì mang thai. Vì thế, trong thời gian này mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ, cân đối các dưỡng chất, kết hợp nghỉ ngơi, làm việc, vận động hợp lý.

me bau 1

Ảnh minh họa

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu chất đạm, chất xơ, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Những dưỡng chất thiết yếu như canxi, sắt, axit folic, vitamin cần được bổ sung đầy đủ qua các thức ăn và các thực phẩm bổ sung. Trong đó, sữa là nguồn dưỡng chất chất lượng mà mẹ có thể sử dụng trong suốt thai kỳ.

Hạn chế đến nơi có nguy cơ lây nhiễm

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ mẫn cảm hơn với nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài. Lý do là hầu hết bà bầu bị ốm ghén thai kỳ, mệt mỏi khi mang thai nên ăn uống kém, thói quen ít tập thể dục, ít vận động, khó ngủ hay ngủ không đủ giấc khiến sức đề kháng, hệ miễn dịch giảm nên cơ thể dễ bị virus tấn công.

me bau 2

Ảnh minh họa

Trong khi đó, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 đến từ việc tụ tập đông người, tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Do vậy, bà bầu cần hạn chế tối đa tiếp xúc nơi đông người, tụ tập trong không gian kín. Trong trường hợp phải đến những nơi đông người (khám thai tại các bệnh viện phụ sản, sử dụng phương tiện công cộng…), thai phụ cần đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày

me bau 4

Ảnh minh họa

Nước đóng vai trò quan trọng, duy trì các hoạt động của cơ thể, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh. Uống đủ nước không chỉ giúp ngăn ngừa virus xâm nhập mà còn giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do ốm nghén, khó tiêu, ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu, giảm táo bón.

Tập thở mỗi ngày

me bau 3

Ảnh minh họa

Ở phụ nữ mang thai, dung tích lồng ngực phần nào sẽ bị hẹp lại khi thai nhi ép lên cơ hoành. Việc tập thở sẽ giúp mở bung lồng ngực, trao đổi khí dễ dàng hơn, ít khí cặn tồn đọng bên trong đáy phổi. Tập thở đúng cách còn là phương pháp giúp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp, nhất là khi thai phụ nhiễm siêu vi.

Giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc

Bên cạnh việc ăn uống đủ chất, mẹ bầu cũng cần xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng. Đặc biệt, cần duy trì tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng trước tình hình dịch bệnh làm ảnh hưởng tới thai nhi.

Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn

Hạn chế ra ngoài và đến chỗ đông người là hành động cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và chung tay cùng cả nước chống dịch. Tuy nhiên, việc đi khám thai là vô cùng cần thiết. Mẹ nên đi thăm khám và siêu âm thai theo lịch hẹn để theo dõi sự phát triển của con.

-> 8 thực phẩm bà bầu ăn nhiều giúp con trắng trẻo, hồng hào

Xem thêm: Bài tập nâng cao sức khỏe trong mùa dịch bệnh (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cảnh báo “dọn” bikini quá thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm trùng khó chịu tái phát
Thói quen khi tắm khiến phụ nữ mắc bệnh phụ khoa
Quyết sang trời Tây học tập, nữ tiến sĩ hối hận khi ngày trở về không thể sinh con
Căng thẳng làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ?
Chuyện 'yêu' ở người cao tuổi: Bao nhiêu là đủ?
Ngân hàng tinh trùng: Giúp nam giới đảm bảo khả năng sinh sản trong tương lai
Vì sao các cặp đôi sắp sinh con đều thích ăn dâu tây?
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
Phát bệnh vì kiêng cữ sau sinh theo tục lệ dân gian
Uống thuốc tránh thai lùi ngày 'đèn đỏ' được không?
Mất hứng “chuyện ấy” sau sinh con
'Kiêng' để dự trữ tinh trùng: Nên không?
Dùng thuốc tiêm tránh thai làm tăng nguy cơ u não gấp 5 lần
Chuyên gia cảnh báo polyp buồng tử cung: Bệnh thường gặp, biến chứng nguy hiểm
Vì sao phụ nữ dễ ốm hơn trong ngày 'đèn đỏ'?
Thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại lại gây vô sinh ở phụ nữ
'Chuyện ấy' giảm nhiệt vì... nước hoa
Độ tuổi nào hết ham muốn tình dục?
Tiền sản giật khi mang thai nguy hiểm thế nào, điều trị ra sao?
Bi hài bí kíp “săn rồng vàng”
Xem thêm