Thứ sáu, 27/06/2025 20:36     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 05/03/2015 15:08

Ảnh hưởng của việc uống thuốc tránh thai lâu dài

Nếu bạn là một người khỏe mạnh và bạn không hút thuốc, bạn có thể tiếp tục uống thuốc ngừa thai cho đến khi nào bạn muốn, ít nhất là cho đến một vài năm sau thời kỳ mãn kinh. Thuốc tránh thai đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đôi khi thầy thuốc kê đơn có thể khuyên bạn nên uống cách nhật sau mỗi đợt dùng thuốc, nhưng sự thật là nó không tạo sự khác biệt đối với sức khỏe của bạn, và nó cũng có thể dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn.

anh-huong-cua-viec-uong-thuoc-tranh-thai-lau-dai-giadinhonline.vn 1

Ảnh hưởng của việc uống thuốc tránh thai lâu dài.

Nó chỉ đơn giản có nghĩa là không phải dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ gây vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những phụ nữ đã sử dụng thuốc tránh thai và ngưng sử dụng vì muốn có con thì cơ hội mang thai cũng tương tự như người chưa từng dùng thuốc tránh thai.

Thuốc tránh thai có thể thực sự bảo vệ khả năng sinh sản của bạn bằng cách giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư tử cung và buồng trứng. Thuốc tránh thai cũng có thể ngăn chặn các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung, trong đó nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, dẫn đến các vấn đề về sinh sản.

Tuy nhiên, thuốc tránh thai, giống như bất cứ loại thuốc khác, có những rủi ro của nó. Đột quỵ hay máu cục là tác dụng phụ tiềm tàng nhưng hiếm, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc hoặc có huyết áp cao.

Theo Viện Ung thư Quốc gia:

Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng thuốc tránh thai hiện nay có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ. Tuy nhiên, mức độ rủi ro này trở lại bình thường 10 năm hoặc lâu hơn sau khi ngưng uống thuốc ngừa thai.

Những phụ nữ uống thuốc tránh thai có nguy cơ giảm phát triển ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung. Bảo vệ này tăng hiệu quả theo thời gian sử dụng thuốc tránh thai.

Sử dụng biện pháp tránh thai đường uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung; mặc dù, HPV được tìm thấy ở gần như tất cả bệnh ung thư cổ tử cung.

Cuối cùng, uống thuốc ngừa thai là một quyết định bạn nên thực hiện sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn, và xem xét các yếu tố rủi ro cá nhân, lối sống, và tiền sử gia đình để quyết định xem việc sử dụng biện pháp tránh thai cho bạn là có nên hay không.

Phương Vũ

Tags:
Cưới nhau hơn 1 năm không có con, đi khám bất ngờ nguyên nhân từ chồng
Nhiễm trùng huyết nhập viện sau khi dùng tay nặn mụn bọc
Cách chăm sóc đúng khi bé bị viêm da
Dầu ô liu có tốt không, dùng thế nào cho đúng?
Ăn trái cây thay bữa sáng có được không?
Thay đổi trên da tiết lộ sức khỏe nội tiết ở nữ giới
5 lần chia tay bạn gái vì 'chuyện khó nói của quý ông'
Ứng dụng công nghệ laser trong điều trị bệnh trĩ
Long Châu hợp tác Bộ Y tế “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Vì sao dùng kem chống nắng mỗi ngày mà da vẫn đen sạm?
Rối loạn lo âu ngụy trang: Khi cơ thể “lên tiếng”
Kỳ kinh bất thường “tố cáo” 8 bệnh phụ khoa nghiêm trọng
'Cha già con cọc' đúng không, nam giới sinh con ở tuổi nào tốt nhất?
Sự thật trẻ oà khóc khi thấy người lạ 'dữ vía'
Đau lưng khi làm việc nặng nguy hiểm không, ảnh hưởng thế nào đến chuyện vợ chồng?
Nguyên nhân nào gây bướu cổ lành tính?
Nữ sinh 19 tuổi suýt mất khả năng làm mẹ
3 thời điểm “vàng” để khám sức khỏe sinh sản cho nữ giới
20% trẻ em Việt dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Cưới 2 năm vẫn không thể 'động phòng' do một điều khó nói
Xem thêm