Ăn ngô hàng ngày có tốt không, ai không nên ăn?
Ngô luộc là món ăn vặt hoặc ăn sáng được nhiều người lựa chọn vì sự tiện lợi và chất dinh dưỡng, nhưng có nên ăn ngô luộc hàng ngày không là thắc mắc của rất nhiều người.
Từ lâu ngô đã được biết đến là một loại rau, loại ngũ cốc nguyên hạt bổ dưỡng. Ngô chứa ít chất béo, giàu carbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Trong số đó, carbohydrate là chất dinh dưỡng quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, vitamin A, vitamin E và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch và sức khỏe của da.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, ngô cũng có thể thúc đẩy quá trình sinh sản của men vi sinh có lợi, duy trì sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và tăng cường sức khỏe đường ruột. Những thành phần dinh dưỡng trong ngô giúp ngăn ngừa táo bón, phòng chống các bệnh về tim mạch, não bộ.
Với thành phần dinh dưỡng ấn tượng, hầu hết chúng ta có thể nhận được các lợi ích sức khỏe từ việc ăn ngô và bổ sung chúng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng ngô nạp vào cơ thể, chỉ nên ăn 1 bắp ngô luộc có kích thước vừa phải mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều.
Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nếu ăn quá nhiều ngô mỗi ngày lượng tinh bột, calo hấp thụ vào cơ thể nhiều, có thể gây béo phì, làm tăng lượng đường trong máu. Đặc biệt, các gia đình nên tránh ăn ngô luộc quá nhiều vào buổi tối, lượng calo hấp thụ vào người không được tiêu hóa hết sẽ khiến tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, gây béo phì.
Ngoài ra, ngô luộc cung cấp một lượng lớn chất xơ cho cơ thể, giúp thúc đẩy nhu động ruột và đại tiện. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây đầy bụng, và các chứng khó chịu khác.
Ảnh minh họa.
Những người không nên ăn ngô
Ngô tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn ngô luộc
Những người mắc bệnh tiểu đường thường phải cân nhắc xem họ có thể ăn một loại thực phẩm cụ thể hay không, trong đó chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết trở thành những yếu tố quyết định.
Trong khi đó, thành phần chính của ngô là tinh bột - một loại carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu ngay lập tức. Do đó, ngô nên được tiêu thụ với số lượng hạn chế đối với người mắc bệnh tiểu đường. Nên tiêu thụ cùng với thực phẩm khác, được phân loại theo protein hoặc chất béo.
Người đang thiếu canxi, sắt
Lượng chất xơ dồi dào và axit phytic trong ngô có tác động tiêu cực đối với những người bị thiếu sắt, thiếu canxi. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Ngoài ra, hàm lượng acid trong dạ dày cũng giảm đi đáng kể khi ăn ngô với số lượng lớn, đó cũng là một trong những yếu tố hạn chế hấp thụ sắt của cơ thể.
Người có sức đề kháng kém
Lượng xenlulozơ trong ngô rất phong phú, sau khi ăn sẽ bị cản trở quá trình hấp thụ và bổ sung protein, dẫn đến lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều. Do đó, những người có sức đề kháng kém nên ăn ít ngô, vì nó có khả năng gây hại cho một số cơ quan.
Ảnh minh họa.
Người lao động chân tay
Những người lao động chân tay thường rất tốn sức, cần nhiều calo và năng lượng để hỗ trợ, trong khi ngô cung cấp lượng calo tương đối ít. Vì vậy những người lao động chân tay trong thời gian dài không nên ăn ngô luộc như một loại lương thực chính.
Người già
Chức năng tiêu hóa của người già sẽ kém dần đi theo thời gian, vì vậy tốt nhất là không nên ăn ngô, vì chất xơ trong ngô sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, dẫn đến khó tiêu hoặc táo bón.
--> Ăn trứng chần lòng đào hay trứng chín tốt hơn, ăn thế nào cho đúng?