Thứ hai, 20/05/2024 07:57
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 24/09/2021 14:00

Ác mộng và những điều cần biết

Ác mộng là một giấc mơ kèm với cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như lo âu hoặc sợ hãi, khiến bạn thức giấc. Ác mộng thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Ác mộng không chỉ gặp ở trẻ em mà còn rất phổ biến ở người lớn. Gần 70% người lớn bị ác mộng, trong đó 30% cho biết những giấc mơ đáng sợ thường ghé thăm họ mỗi tháng 1 lần.

Ác mộng là gì?

Ác mộng thường xảy ra vào khoảng thời gian nửa sau của giấc ngủ. Ác mộng có thể hiếm hoặc thường xuyên, vài lần một đêm. Các cơn ác mộng thường ngắn, nhưng có thể khiến bạn thức dậy và khó đi ngủ trở lại.

ac mong 5

Ác mộng khiến bạn thức giấc và sợ hãi (Ảnh minh họa)

Tại sao chúng ta lại nằm mơ thấy ác mộng?

Ác mộng là điều không ai mong muốn trong lúc ngủ nhưng tại sao chúng ta vẫn luôn thấy những kịch bản không mấy dễ chịu như ngày tận thế, gặp ma hay bị truy đuổi trong những giấc mơ? Các nhà khoa học Thụy Sĩ và Mỹ đã tổ chức một thí nghiệm để có thể tìm được câu trả lời xác đáng nhất cho câu hỏi này.

Theo ý kiến của họ, ác mộng có thể được xem là một dạng đào tạo của hệ thống thần kinh, giúp mọi người có “kinh nghiệm” để đối phó với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống thực. Kết quả nghiên cứu được viết rằng những cảm xúc mà ta cảm thấy trong giấc mơ giúp con người biết trước được những áp lực về mặt cảm xúc cũng như khiến mọi người sẵn sàng cho những biến động có thể xảy ra trong tương lai.

Các nhà khoa học đã sử dụng điện não đồ để nghiên cứu hoạt động của các bộ phận khác nhau trong bộ não lúc đang ngủ. 18 tình nguyện viên đã thức dậy nhiều lần trong đêm và đều được hỏi những câu hỏi chung như họ đã thấy những giấc mơ nào và liệu đó có phải là ác mộng hay không?

ac mong 1

Ảnh minh họa

Nhờ phân tích hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã xác định được hai khu vực của não bộ chịu trách nhiệm cho những cơn ác mộng, đó là thùy đảo và thể chai. Hai bộ phận này đều hoạt động khi con người cảm thấy lo lắng hay sợ hãi trong cuộc sống thực.

Thùy đảo có nhiệm vụ xác định các loại cảm xúc và tự động kích hoạt ngay khi một người cảm thấy lo lắng. Còn thể chai chuẩn bị những phản ứng thích hợp để đưa ra xử lý trong những trường hợp con người cảm thấy đe dọa và kiểm soát cách hành xử của con người khi gặp nguy hiểm. Nghe có vẻ thú vị nhưng trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người gặp nhiều ác mộng trong lúc ngủ thường có phản ứng dễ chịu hơn đối với những điều tiêu cực trong cuộc sống thực.

Ác mộng từ đâu tới?

Ác mộng ở người lớn thường do các yếu tố như thuốc, di truyền, các bệnh thần kinh thoái hóa như Alzheimer, các sang chấn, những vết thương từ quá khứ khó lành hay một sự kiện gần đây đang đe dọa sức khỏe và cảm giác….

ac mong 3

Ảnh minh họa

Ác mộng chính là cực điểm của bộc lộ cảm xúc trước những sự kiện gây căng thẳng trong ngày. Với 1 số người, đặc biệt là những người cởi mở và nhạy cảm, có thể ranh giới giữa thật và mộng rất mong manh.

“Ác mộng là một giấc mơ bất thường”, Rosalind Cartwright, giám đốc TT Rối loạn giấc ngủ, TT Y tế Rush-Presbyterian-St. Luke (Chicago, Mỹ) cho biết.

Ác mộng cho thấy bộ não đang quá tải. Do đó để giải quyết vấn đề, bạn cần gặp bác sĩ tâm lý để biết giấc mơ đó đến từ đâu.

Ngoài ra, bạn có thể thử 1 số cách sau:

Nhận thức rằng mình gặp ác mộng

Điều này nghe thật phi lý nhưng không hẳn. Đây là cách xử trí đơn giản mà bạn có thể thực hiện trước khi chìm vào giấc ngủ. Có thể bạn sẽ phải thử vài lần mới thấy được kết quả mong muốn.

Ngừng mơ

Dù tin hay không bạn cũng nên thử - bởi việc nhận ra mình đang có 1 giấc mơ không tốt lành rất dễ.

Thay đổi kết thúc của giấc mơ

Hãy chuyển những tiêu cực thành tích cực. Khi bị thức giấc bởi ác mộng, hãy nghĩ đến một kết thúc có hậu cho chính giấc mơ đó.

Viết nhật ký giấc mơ

Hãy viết lại giấc mơ mình đã gặp mỗi sang, dù đó là giấc mơ lành hay dữ. Sau đó rà soát lại những cơn ác mộng và đi tìm lý do tại sao nó lại xuất hiện.

-> 5 cách giúp bạn có được giấc ngủ sâu

Xem thêm: Thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
5 bí kíp giúp các sĩ tử 'học đâu nhớ đó' suốt mùa thi
Dùng ống hút tiện lợi khi uống nước nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh
Thực phẩm giúp giải độc tố gan tự nhiên, ngăn ngừa suy gan
Cách giữ sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho các sĩ tử mùa thi
Loại rau giúp giảm lượng đường trong máu tốt nhất
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Xem thêm