Chủ nhật, 12/05/2024 22:03
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 23/06/2020 19:30

5 cách giúp bạn có được giấc ngủ sâu

Buồn ngủ là trạng thái bình thường của cơ thể nhưng có những người chập chờn không thể đi vào giấc ngủ vì nhiều yếu tố.

Những suy nghĩ, ý tưởng công việc và rất nhiều vấn đề diễn ra trong suy nghĩ khiến cho bạn khó khăn để chìm vào giấc ngủ. Hiện tượng này diễn ra liên tục sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn.

Có nhiều cách để bạn có thể làm để giúp giảm bớt tình trạng này. Có thể là việc hình thành một thói quen khiến cho bạn không thoải mái, tuy nhiên hãy thật sự kiên nhẫn để thấy được những hiệu quả của 5 phương pháp giúp giấc ngủ sâu.

Gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực

Empty

Suy nghĩ tiêu cực là vật cản lớn khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon

Một trong những mẹo giúp cho bạn dễ chìm vào giấc ngủ đó chính là gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Việc suy nghĩ về những điều thường diễn ra trong cuộc sống hay điều mà bạn quan tâm là rất dễ hiểu, tuy nhiên, đừng suy nghĩ quá nhiều về điều đó lúc bạn đi ngủ. Chính những suy nghĩ này có thể khiến cho bạn mất ngủ và gây ảnh hưởng đến công việc của ngày hôm sau.

Thay vào đó hãy suy nghĩ những điều tốt đẹp hơn như khoảng thời gian đẹp trong cuộc sống của mình, một kỳ nghỉ tuyệt vời mà bạn đã tận hưởng. Khi sống lại những trải nghiệm tuyệt vời đó, bạn sẽ dễ dàng chìm vào một giấc ngủ yên bình.

Cảm nhận âm thanh trước khi ngủ

Empty

Tập trung vào bất kỳ một âm thanh nào đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn

Tập trung vào những âm thanh được xem là một mẹo hữu ích giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ. Hãy thử lắng nghe và cảm nhận những gì đang diễn ra xung quanh bạn đó có thể là tiếng mưa rơi, tiếng đồng hồ… Những lúc bạn tập trung nhiều vào những âm thanh đó, bạn sẽ hạn chế bớt đi những suy nghĩ thiếu tích cực của mình và dần chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng.

Tập trung vào nhịp thở

Empty

Cảm nhận từng hơi thở của mình và điều phối nó thật chậm rãi

Suy nghĩ về những tình huống căng thẳng hoặc các vấn đề khác có thể khiến cho trái tim của bạn trở nên loạn nhịp và căng thẳng hơn. Hãy cố gắng hít thở sâu và làm chậm nhịp thở của mình. Nằm ngửa, nhắm mắt lại và tập trung vào nhịp thở sẽ giúp bạn có được giấc ngủ sâu.

Nhiều người đã thành công với việc đếm hơi thở của mình, cố gắng làm chậm và tập trung hoàn toàn vào nó. Những lúc như vậy bạn cũng có thể gạt bỏ được những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu, khi bạn cảm thấy bình tĩnh thì việc đi chìm vào giấc ngủ sẽ không quá khó khăn.

Viết ra những suy nghĩ của mình

Empty

Viết ra những điều bạn bận tậm vừa ghi nhớ công việc vừa giúp cho đầu óc nhẹ nhàng hơn

Những suy nghĩ của bạn trong 1 ngày hay trong một khoảng thời gian nào đó luôn tồn tại trong đầu của bạn. Ngay khi bạn muốn đi ngủ thì những suy nghĩ đó vẫn liên tục quanh quẩn khiến cho bạn khó có thể tập trung vào giấc ngủ.

Hãy lấy những suy nghĩ đó ra khỏi tâm trí của bạn bằng cách viết ra những suy nghĩ này. Khi bạn viết mọi thứ ra ngoài, bạn sẽ hạn chế được việc những điều đó làm phiền đến giấc ngủ, thậm chí bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Hạn chế những lo lắng

Empty

Đừng để những lo lắng không đáng có ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Khi bạn lo lắng, đôi khi chỉ là những điều rất nhỏ hay là những mối quan tâm lớn, chúng đều trở thành vật cản khi bạn muốn đi ngủ. Để có được một giấc ngủ ngon, hãy gạt bỏ những suy nghĩ đó sang một bên. Hãy thử đặt cho mình một câu hỏi rằng: “Tôi có thể giải quyết vấn đề này vào lúc này được không?” – chắc chắn câu trả lời sẽ là “không”. Ban không thể giải quyết được vấn đề gì khi bạn đã quá mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi, chính vì vậy không có gì để lo lắng về vấn đề này.

Có được giấc ngủ ngon, ngày mai sẽ là một ngày mới tràn đầy năng lượng giúp cho bạn có thể suy nghĩ và hành động một cách hiệu quả nhất.

 Phan Cúc (Theo Appropriate Living)  
Nhầm lẫn tai hại trong tiệm spa
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Xem thêm