Thứ tư, 20/11/2024 11:46     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 09/04/2022 14:15

6 giải pháp phòng ngừa mối lo học sinh tự tử

Trước tình trạng nhiều học sinh tự tử vì áp lực xảy ra liên tục thời gian gần đây, Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên phó Cục trưởng Cục Trẻ em đưa ra 6 biện pháp phòng ngừa vấn nạn này.

Có nhiều nguyên nhân khiến học sinh tìm đến... cái chết

Bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ vị thành niên đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm khi gần đây liên tiếp xảy ra các vụ trẻ tự sát. Các em được cho đã gặp vấn đề tâm lý, trầm cảm suốt thời gian dài và coi việc ra đi là con đường duy nhất để giải thoát.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển môi trường sức khỏe, Nguyên phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTBXH) cho rằng, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành ý nghĩ tự tử và thực hiện hành vi tự tử ở trẻ em, thanh thiếu niên như: Sức ép từ gia đình, nhà trường, môi trường học tập, bạn bè cùng trang lứa, tình cảm nam nữ, tình trạng trầm cảm, lo âu, các cảm xúc buồn bã và vô vọng hoặc bị kích động, vấn đề bị lạm dụng, bạo lực, xâm hại tình dục,...

nguen trong an

Nguyên phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết có nhiều nguyên nhân khiến trẻ tìm đến việc tự tử

Đặc biệt ở Việt Nam trong 2 năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trẻ em và thanh thiếu niên phải cách ly xã hội. Các cơ sở vui chơi giải trí, phát triển văn hóa tinh thần trẻ em bị đóng cửa. Các em lại phải học online, nhiều em chỉ quanh quẩn trong 4 bức tường, không được giao tiếp bạn bè và tiếp xúc xã hội và môi trường tự nhiên.

Đó là chưa kể đến việc các em còn bị chửi mắng và bạo lực từ các thành viên của gia đình. Ngoài nguyên nhân từ các em thì còn có cả những nguyên nhân là do bản thân người lớn và các bậc cha mẹ cũng bị rơi vào tình trạng tương tự vì thế nhiều cha mẹ đã đổ mọi bực bội lên đầu con em mình….

Tất cả những nguyên nhân trên càng làm trầm trọng thêm vấn đề tâm lý xã hội của trẻ em. Theo thông báo của UNICEF, có tới 29% thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần, trên thực tế đã có rất nhiều em đã bị rối nhiễu tâm trí, nhiều em chuyển thành bệnh thực thể như lo âu, trầm cảm... và hậu quả là những vụ thanh thiếu niên tự thương và tự tử rất thương tâm.

Nhiều ý kiến cho rằng 90% nguyên nhân trẻ vị thành niên tự tử là do các bệnh lý về tâm thần. Tuy nhiên, bác sĩ An cho rằng, nếu như vậy thì vô tình chúng ta đã bỏ quên mất vấn đề tâm lý xã hội, vì đây mới chính nguyên nhân gốc rễ dẫn tới sự rối loạn xã hội như bạo lực, xâm hại, sử dụng ma túy, cướp của, giết người, tự tử… gây rối loạn xã hội.

“Tôi cho rằng để cải thiện vấn đề này cần phải có sự vào cuộc và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp. Nhưng quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của gia đình và nhà trường và ở cấp cộng đồng”, Bác sĩ Nguyễn Trọng An nói.

Phòng ngừa tự tử ở trẻ em bằng cách nào?

Theo Nguyên phó Cục trưởng Cục Trẻ em, giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng tự tử ở trẻ em và thanh thiếu niên là cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Đạo đức và nhân cách của các em phải được dạy dỗ, rèn dũa, và tu dưỡng từ nhỏ trong môi trường gia đình, tiếp đến giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội. Để giáo dục gia đình có hiệu quả, trước tiên các bậc cha mẹ phải luôn trau dồi kỹ năng, đạo đức để luôn là gương tốt cho con cái noi theo.

Đồng thời, chúng ta cần sớm kiện toàn mạng lưới các bộ công tác xã hội trẻ em và cộng tác viên bảo vệ trẻ em ở cộng đồng. Mạng lưới này không chỉ hỗ trợ kỹ năng, kiến thức bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực, bắt cóc, tự tử ở trẻ em và vị thành niên… cho các bậc cha mẹ, mà còn làm tốt công tác phòng ngừa thông qua hoạt động tư vấn cộng đồng, phát hiện các sớm gia đình có nguy cơ bạo lực, xâm hại, ngăn chặn sớm các vụ việc không để xảy ra.

hsinhh

Giáo dục ở gia đình và nhà trường là yếu tố quan trọng giảm thiểu tình trạng tự tử ở trẻ em

Để giáo dục nhà trường có hiệu quả trong phòng ngừa nạn tự tử ở học sinh cần phải cải tổ cả hệ thống giáo dục Việt Nam. Theo đó, cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Tăng cường tập trung vào việc dạy trẻ em cả cấp tiểu học và trung học những kỹ năng cần thiết để ứng phó với các khó khăn về cảm xúc và tâm lý;

Giảm bớt áp lực học hành bằng cách đánh giá lại lượng kiến thức mà học sinh cần học;

Đầu tư xây dựng các dịch vụ tư vấn tâm lý và công tác xã hội ở tất cả các trường học;

Phối hợp với phụ huynh học sinh để cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết (nuôi dạy con, giao tiếp với con cái) để có thể giúp giảm bớt những khó khăn của trẻ ở trường và ở nhà. Giúp cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của sự phát triển cân bằng của trẻ trong đó các kết quả học tập chỉ là một chiều cạnh.

Giải pháp trước mắt cần sớm thiết lập hệ thống tư vấn tâm lý học đường, có biên chế giáo viên tâm lý cho các nhà trường, đưa giáo dục giới tính sớm ngay từ hệ thống mẫu giáo, tiếp đến là các môn giáo dục pháp luật, quyền con người.

Cuối cùng là cải tổ chương trình giáo dục từ cấp học tiểu học trở lên, giảm bớt các kiến thức bác học mang tính nhồi nhét và thay bằng giáo dục kỹ năng sống, phòng ngừa xâm hại bạo lực, tai nạn thương tích và các kỹ năng, kiến thức về tâm lý xã hội. Đồng thời, quan tâm đến chất lượng tuyển chọn giáo viên cả về chuyên môn, đạo đức và sức khỏe.

-->> Báo động trầm cảm tuổi học đường: Đừng bắt trẻ gánh gấp đôi

Thúy Ngà  
Cha mẹ hướng con học 4 ngành này ra trường không lo thất nghiệp
5 thói quen phải uốn nắn cho con trước 6 tuổi, sau tuổi này muốn dạy cũng khó
Trẻ cãi lại khi bị bố mẹ mắng: Nên mừng hay lo?
Mẹ yêu bà nội hay bà ngoại hơn?
5 điều báo động khi trẻ thường xuyên xem điện thoại
Con cả và con thứ ai thông minh hơn?
Làm gì để giúp trẻ tránh tổn thương tâm lý sau lũ lụt?
Trẻ ngủ muộn nguy hiểm như thế nào, đi ngủ mấy giờ là tốt nhất?
Khác biệt về tính cách giữa những đứa trẻ hoạt ngôn và trầm tính
Vì sao bố mẹ Phần Lan dạy trẻ khoe thất bại?
Xử lý thế nào khi con cái trưởng thành vẫn 'ăn bám' cha mẹ?
Có nên cho trẻ ngủ chung với cha mẹ, mấy tuổi cần ngủ riêng?
Có nên dạy con làm việc nhà, mấy tuổi là phù hợp?
Nỗi khổ người giàu khi dạy con
Gia đình có em bé thứ 2, con lớn ngủ với ai là tốt nhất?
Biết 3 điều này cha mẹ hãy mạnh dạn cho trẻ khóc
Con cái thừa hưởng trí thông minh từ bố hay mẹ?
Bí quyết dạy con của gia đình Thụy Điển
3 điều cần nói với trẻ khi dạy về kỹ năng an toàn
Cha mẹ thường cấm con nghịch nước nhưng không hay biết 5 điều bất ngờ
Xem thêm