Thứ bảy, 15/03/2025 20:48     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/07/2021 19:00

5 sự thật về vắc-xin COVID-19

Tất cả các thành phần trong vắc xin phòng COVID19 đều an toàn. Hãy tiêm phòng khi đến lượt - Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh.

Tất cả các thành phần trong vắc-xin phòng COVID-19 đều an toàn

Các thành phần trong vắc-xin giúp vắc-xin đồng nhất, ổn định trong lọ và thậm chí thêm một thời gian tại vị trí tiêm. Các nghiên cứu xác nhận các thành phần này an toàn cho con người.

Empty

Vắc-xin phải trải qua thử nghiệm cẩn thận trước khi được sử dụng (Ảnh minh họa)

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 giúp bảo vệ bạn khỏi ốm

Empty

Vắc-xin là vũ khí quan trọng để chống lại đại dịch COVID-19 (Ảnh minh họa)

Tiêm chủng vắc-xin giúp giảm nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong khi mắc COVID-19. Sau khi tiêm vắc xin bạn có thể gặp các phản ứng nhẹ như đau đầu, sốt và đau mỏi toàn thân, nhưng thường hết sau một vài ngày.

Các phản ứng nghiêm trọng sau tiêm thường hiếm gặp và cần đươc thông báo cho cán bộ y tế.

Vắc xin giúp bảo vệ cơ thể khỏi COVID-19 nhưng mọi người cần được tiêm đủ liều

Hiệu lực bảo vệ chỉ đạt được sau khi tiêm vắc xin từ 2 - 3 tuần. Nếu bạn được tiêm vắc xin loại 2 liều, miễn dịch đầy đủ chỉ đạt được sau khi tiêm mũi vắc xin thứ hai từ 2 - 3 tuần.

Hầu hết mọi người gặp các phản ứng nhẹ hoặc không có phản ứng sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Tính đến tháng 5/2021, hơn 1,35 tỉ liều vắc xin đã được tiêm trên toàn cầu. Hếu hết các phản ứng sau tiêm ở mức độ từ nhẹ đến trung bình như sưng đỏ tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc đau khớp. Tuy nhiên các phản ứng này là dấu hiệu tốt cho thấy vắc-xin và hệ miễn dịch trong cơ thể bạn đang hoạt động. Các triệu chứng này thường kéo dài không quá 1 tuần. Một số người có thể sẽ không gặp các phản ứng sau tiêm.

Empty

Các phản ứng thường gặp sau tiêm vắc-xin

Dù đã được tiêm vắc xin, hãy tiếp tục các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình

Bạn vẫn có thể mắc bệnh trước khi cơ thể tạo ra đầy đủ miễn dịch. Để bảo vệ bản thân và mọi người, hãy tiếp tục giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh những nơi thông gió kém.

Empty

Các biện pháp 5K vẫn phải được duy trì sau khi tiêm vắc-xin

Khi đi tiêm và sau khi được tiêm cần đeo khẩu trang, lưu giữ giấy xác nhận tiêm vắc-xin phòng COVID-19, thông báo cán bộ y tế và cập nhật trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử các phản ứng sau tiêm mà bạn gặp phải. Lưu ý không bôi, đắp thuốc hoặc bất cứ thứ gì lên vết tiêm, không tự điều khiển phương tiện giao thông cá nhân khi thấy không khỏe sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

-> Tiêm vắc-xin Covid-19 như thế nào cho an toàn?

Xem thêm: Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách

Theo Bộ Y tế  
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Giảm 37% nguy cơ tử vong nhờ... trông cháu
Khoai tây, khoai lang, hành tây mọc mầm ăn được không?
Suy hô hấp, tổn thương phổi nguy kịch do biến chứng cúm A
Đau đầu, buồn nôn, người phụ nữ bất ngờ phát hiện nhiễm khuẩn não mô cầu nguy hiểm
Xem thêm