Thứ hai, 25/03/2024 05:07
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 24/10/2019 19:00

5 quốc gia người lao động phải làm việc nhiều nhất trên thế giới

Đứng đầu danh sách này là Mexico khi người dân nước này hầu hết phải làm việc trung bình 10 giờ mỗi ngày.

Có nhiều luật quy định giờ làm việc ở các quốc gia khác nhau trên thế giới. Thời gian làm việc phụ thuộc vào địa điểm, nghề nghiệp, lối sống và văn hóa. Theo luật, giờ làm việc tiêu chuẩn là số giờ một nhân viên làm dựa trên cơ sở hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm. Giờ làm việc tiêu chuẩn trên toàn thế giới là khoảng 40 - 44 giờ hàng tuần.

so gio lam viec Giadinhvietnam (1)

Thời gian làm việc phụ thuộc vào địa điểm, nghề nghiệp, lối sống và văn hóa của mỗi quốc gia (Ảnh minh họa)

5 quốc gia có số giờ làm việc nhiều nhất thế giới

Mexico

Mexico được xếp hạng là quốc gia số giờ làm việc nhiều nhất. Trung bình, số giờ làm việc hàng năm của người Mexico là 2.246 giờ một năm. Hầu hết người Mexico làm việc trung bình 10 giờ mỗi ngày.

Theo luật pháp Mexico, số giờ làm việc tối đa mỗi tuần là 48 giờ. Nhưng luật này hiếm khi được tuân thủ vì có một số lỗ hổng trong luật, bên cạnh đó là sự kém phát triển của đất nước so với các nước khác của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Hầu hết các nhân viên ở Mexico lo sợ thất nghiệp và các mối đe dọa của người sử dụng lao động sẽ khiến nhân viên làm việc lâu hơn 48 giờ mỗi tuần.

Hàn Quốc

Người dân ở Hàn Quốc đã dành trung bình 2.113 giờ làm việc trong năm 2015. Hàn Quốc là quốc gia có số giờ làm việc nhiều thứ hai trên thế giới.

Thời gian làm việc dài ở Hàn Quốc là do hệ thống công nghiệp ở nước này và văn hóa ban đêm. Luật pháp Hàn Quốc bắt buộc 40 giờ làm việc mỗi tuần cho tất cả nhân viên. Người dân Hàn Quốc có giờ làm việc khác nhau tùy theo công việc và năng suất.

Hy Lạp

Hy Lạp có một trong những quốc gia có số giờ làm việc hàng năm cao nhất trong số các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Giờ làm việc trung bình của công nhân ở Hy Lạp là 42 giờ mỗi tuần. Tỷ lệ làm việc này đã khiến Hy Lạp trở thành quốc gia duy nhất có thời gian làm việc dài nhất ở châu Âu. Hy Lạp được xếp hạng thứ ba là quốc gia có nhiều giờ làm việc nhất trên thế giới với 2.042 giờ làm việc trung bình hàng năm.

Chile

Trong năm 2015, công nhân Chile đã dành trung bình 1.988 giờ làm việc. Theo luật pháp ở Chile, số giờ làm việc tối đa một tuần là 45 giờ cộng với 2 giờ làm thêm, tuy nhiên, nhân viên làm việc trung bình 42 giờ. Theo báo cáo, 16% nhân viên Chile làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần.

Colombia

Colombia là quốc gia có ít thời gian rảnh hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Ngoài công việc họ chỉ có thời gian trung bình 12 giờ một ngày để lo cho bản thân. 38 trên 40 công nhân làm việc hơn 50 giờ một tuần, chiếm 26,6% công nhân làm việc nhiều giờ.

-> Cuộc sống gia đình hạnh phúc ở đất nước phụ nữ làm việc 35 giờ/tuần

Xem thêm: Chồng hành hung vợ mang bầu giữa phố (Nguồn: Vietnamnet)

Thùy Linh (Dịch theo Worldatlas)  
Cứu sống sản phụ mắc chứng 'chửa góc sừng' nguy hiểm
Thói quen buổi sáng của tỷ phú thế giới
Rưng rưng đám cưới trên giường cấp cứu bệnh viện
Những ý tưởng xanh ấn tượng sẽ tranh tài ở chung kết cuộc thi Tiếng nói Xanh
Hải Phòng công bố 12 vấn đề quan trọng phát triển thành phố
Nặng trĩu mùa cá cơm Quỳnh Lập
Người đàn ông ở Hà Nội có 4 quả thận
T&T Group tiếp tục ủng hộ 2 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em nghèo
Sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tháp Mười
Bé 7 tuổi mắc bệnh cực hiếm gặp gây liệt tứ chi
Thi công Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối
Giá vé trận lượt về Việt Nam - Indonesia tăng 'chóng mặt'
Báo Nhân Dân giới thiệu Đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên các nền tảng
Cứu sống bệnh nhân biến chứng viêm tụy cấp do tăng mỡ máu
Sự kiện cộng đồng về môi trường “Ngày hội xanh” lần đầu được tổ chức
Chuyên gia Nhật Bản phẫu thuật mắt miễn phí cho 20 người dân tại Hải Phòng
Korea Global School xây trường học hơn 2 ha trong đại đô thị Ocean City
Bé gái 2 tuổi bỏng nặng 40% do bếp gas mini phát nổ
Ngày Quốc tế Hạnh phúc ra đời như thế nào, có ý nghĩa gì?
Dạy triết ở Trường ĐH VinUni: “Chúng tôi không truyền giảng mà giúp sinh viên trở thành người kiến tạo”
Xem thêm