Thứ ba, 23/04/2024 22:20
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 17/09/2022 10:17

5 người tử vong mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn

Bộ Y tế cho biết mỗi phút lại có ít nhất 5 người trên thế giới tử vong do không được chăm sóc y tế an toàn, trong đó 50% trường hợp là phòng tránh được.

Thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, nêu tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới ngày 16/9.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê dẫn lại cảnh bảo của WHO rằng, sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới.

Ít nhất 5 người bệnh chết mỗi phút do chăm sóc y tế không an toàn. Trong đó có tới 50% nguyên nhân là phòng tránh được và có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho thấy 12% người bệnh gặp sự cố từ kê đơn, trong đó kê đơn sai liều lượng chiếm hơn 27%.

y te

Chăm sóc y tế không an toàn là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu trên thế giới (Ảnh minh họa)

Tại Việt Nam, từ 2019 đến tháng 8 năm nay, 35% bệnh viện trên toàn quốc triển khai báo cáo sự cố. Trong đó, sự cố gặp nhiều nhất là nhầm liều, chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến trung ương và 18,5% là tại bệnh viện tỉnh, thành phố. Riêng tại bệnh viện tuyến quận huyện, sự cố gặp nhiều nhất là nhầm thuốc, chiếm hơn 23%.

Trước thực tế này, ông Khuê nhấn mạnh bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần kê đúng loại, đúng người, đúng bệnh.

"Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả", ông Khuê nói.

Với điều dưỡng khi thực hiện thuốc, cần đảm bảo 5 đúng gồm đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian. Người bệnh trước khi sử dụng thuốc cũng cần biết thông tin về thuốc, kiểm tra liều và thời gian sử dụng, hỏi lại nhân viên y tế nếu chưa hiểu rõ.

Cùng quan điểm, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết mỗi người dân vào một thời điểm nào đó trong đời sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh tật. Tuy nhiên, thuốc đôi khi gây ra tổn hại nghiêm trọng nếu việc bảo quản, kê đơn, cấp phát, sử dụng không đúng cách hoặc không được theo dõi đầy đủ. Do đó, bà Hương nói an toàn người bệnh cần phải được ngành y tế đặt lên hàng đầu.

Thúy Ngà  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm