Thứ năm, 16/05/2024 23:16
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 08/12/2017 14:40

415 triệu người mắc đái tháo đường trên thế giới tiêu tốn hơn 612 tỷ USD mỗi năm

Số liệu công bố tại Hội thảo Phòng và Điều trị Bệnh lý Đái tháo đường type 2 cho thấy, 415 triệu người mắc đái tháo đường trên thế giới tiêu tốn hơn 612 tỷ USD mỗi năm.

>>>BHXH nói gì về thông tin dừng hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với bệnh viện tư?

Đái tháo đường có nguy hiểm không?

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh (Trường Đại học Y Hà Nội), Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho hay, bệnh đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính được cả xã hội quan tâm hiện nay, bởi có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống nhiều đạm, ít chất xơ, lười vận động… và tỉ lệ gặp ở nam và nữ như nhau.

“Đây là bệnh lý mạn tính nếu không được điều trị, đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh cơ tim, bệnh thận, thần kinh, mắt, loét chân… Vì vậy, tránh những biến chứng gây ra, người dân nên đi kiểm tra định kỳ để kiểm soát đường huyết tốt nhất, cũng như được bác sĩ tư vấn thuốc điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Có thể nói, đái tháo đường là 1 trong 3 bệnh có nguy cơ tử vong cao cùng với bệnh tim mạch và ung thư mà xã hội văn minh trên toàn thế giới hiện nay phải đương đầu. Thậm chí, đái tháo đường hiện nay đang bị trẻ hóa, không chỉ người bị béo phì thừa cân mà người gầy cũng có nguy cơ mắc phải”, PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật cho hay.

Empty

PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật, nguyên Trưởng khoa Hóa sinh (Trường Đại học Y Hà Nội), Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

>>>Vụ bé gái 20 ngày tuổi bị sát hại: Hé lộ quá trình phi tang đáng sợ của bà nội

Theo số liệu thống kê, năm 2015, trên thế giới có 415 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó có 90% là đái tháo đường type 2. Đái tháo đường làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong sớm. Từ 2012-2015, mỗi năm có 1,5-5,0 triệu ca tử vong do các biến chứng của đái tháo đường. Chi phí điều trị đái tháo đường trên thế giới năm 2014 lên đến 612 tỷ USD.

Làm thế nào để phát hiện và điều trị đái tháo đường?

PGS. TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết, để chẩn đoán đái tháo đường type 2 cần dựa trên các tiêu chuẩn về dấu ấn sinh học gồm Glucose 2 giờ, Glucose lúc đói, HbA1c và các triệu chứng lâm sàng. Nếu nghi ngờ, cần tìm thêm các tự kháng thể để khẳng định đái tháo đường type 1 và mức C-peptide để khẳng định đái tháo đường type 2: mức C-peptide là bình thường hoặc cao trong đái tháo đường type 2, nhưng thấp trong đái tháo đường type 1.

Chúng ta có thể đánh giá nguy cơ tiến triển đái tháo đường type 2 bằng tình trạng tiền đái tháo đường (prediabetes). Tiền đái tháo đường là trạng thái tăng glucose máu nhẹ hơn ĐTĐ, trong mức độ của “giảm dung nạp glucose khi đói” (IFG) và “giảm dung nạp glucose” (IGT).

Empty

Ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế đến phát biểu tại hội thảo

Hiện có trên 70% số người bị tiền đái tháo đường có thể tiến triển thành đái tháo đường type 2 và có thể gây các biến chứng vi mạch như các bệnh võng mạc, thận, thần kinh và bệnh cơ tim. Nguy cơ tiến triển từ tiền đái tháo đường thành đái tháo đường type 2 là 5-10%/ năm, trong khi nguy cơ này ở người bình thường chỉ là 0,7%/ năm.

“Trong các biến chứng của đái tháo đường thì bệnh tim mạch, bệnh thận là một trong những biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất. Theo đó, tại hội nghị này, quý bác sĩ tham dự đã được cập nhật các dấu ấn sinh học có giá trị phát hiện sớm bệnh mạch vành, bệnh thận.

Để hạn chế đái tháo đường, người dân cần đi thăm khám sớm để phát hiện bệnh và có hướng điều trị. Tuy nhiên, trước mắt, chúng ta cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, ăn ít đồ ngọt, vận động thể thao... thì mới ngăn ngừa, hạn chế được đái tháo đường”, PGS.TS Luật mách.

Empty

TS Nguyễn Văn Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Còn theo TS Nguyễn Văn Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nêu ý kiến, tương tự như bệnh đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa là vấn đề sức khỏe được cộng đồng quan tâm nhất ở các nước phát triển, trong đó có Việt Nam.

“Hội chứng chuyển hóa là hội chứng kháng insulin, để chỉ các đối tượng nguy cơ cao bị tim mạch và đái tháo đường. Bệnh chiếm khoảng 20-30% dân số thế giới nên là mối đe dọa sức khỏe của nhiều người dân, đặc biệt người cao tuổi. Vì vậy, người dân cần được phát hiện sớm, tư vấn, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ để điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường và tim mạch khác”, TS Tiến nói.

>>>Thông tin chính thức về vụ cháu bé nghi bị cô giáo bạo hành tại Bắc Giang

Video: Chia sẻ của con gái khi có mẹ vừa chôn được hơn 7 tháng đã phải vội bốc mộ... (xem chi tiết)

Hải Sơn  
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Điều gì xảy ra với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều muối?
Cẩn trọng đột quỵ - căn bệnh nguy hiểm ai cũng dễ mắc
Lợi ích 'vàng' của BHA trong chu trình chăm sóc da
4 lý do đàn ông lười “yêu”
Những mẹo làm đẹp dân gian tuyệt đối không nên thử
Những rủi ro “khôn lường” khi ăn hàu sống
Loại lá quốc dân này chính là 'kem chống nắng tự nhiên'
Công dụng chữa “bách bệnh” của rau diếp cá
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bổ sung quá nhiều chất xơ mỗi ngày?
Hè nắng nóng, đừng bỏ qua món ăn từ mướp đắng vừa bổ dưỡng, vừa thanh nhiệt
Bị lạc nội mạc tử cung nên và không nên ăn gì?
Xem thêm