Thứ bảy, 23/11/2024 19:10     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 02/07/2014 10:36

3 tạ thóc, 12kg gà chưa đủ cho con thi đại học

Để có tiền đưa con đi thi, nhiều gia đình nghèo ở nông thôn đã phải bán thóc non, lợn, gà, thậm chí vay nóng…

3 tạ thóc, 12kg gà vẫn… chưa đủ

Bắt xe từ 4 giờ sáng 1/7 lên Hà Nội, ông Nguyễn Văn Quân - người dân tộc Tày, ở huyện Bắc Quang (Hà Giang) và con trai đã phải ngồi chờ 2 tiếng đồng hồ ở bến xe Giáp Bát vì mưa to không thể di chuyển đến địa điểm thi để tìm nhà trọ.

Ông Quân cho biết, năm nay con trai thi vào Trường ĐH Xây dựng. Nhà nghèo, hai vợ chồng làm nương, rẫy, nuôi lợn gà... chỉ đủ ăn.

“Trước ngày đưa con lên Hà Nội, vợ chồng tôi đã phải bán 3 tạ thóc và 12kg gà được gần 3 triệu đồng. Với số tiền này, bố con ăn uống sinh hoạt tiết kiệm thì may ra đủ, không thì sợ chả còn tiền về” – ông Quân nói.

Ông cũng cho biết, rất may mắn là vừa xuống xe bố con ông đã được các sinh viên tình nguyện giới thiệu cho chỗ trọ miễn phí trong chùa Bằng (quận Hoàng Mai) nên đỡ được một khoản chi phí.

Em Phù Thị Xuyên - người dân tộc Pà Thẻn, ở xã Yên Thành, huyện Quang Bình, Hà Giang, một mình đi thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Xuống xe từ 10 giờ sáng nhưng đến 14 giờ Xuyên vẫn chưa tìm được nhà trọ. Em bảo, gia đình em nghèo, bố mẹ cả đời chưa xuống đến huyện, vì vậy Xuyên quyết tâm xuống Hà Nội một mình để thi.

“Khi em đi thi, nhà em chả có gì ngoài mấy sào lạc. Bố mẹ em đã bán hết nhưng vẫn không đủ tiền và phải vay thêm 1 triệu đồng...” – Xuyên cho biết.

Chính vì gia đình quá nghèo nên em quyết tâm thi vào khoa Quản lý đất đai của Học viện Nông nghiệp, hy vọng sau này trở về sẽ làm được một điều gì đó có ích cho mảnh đất nghèo Yên Thành của mình.

Cũng thi vào Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Thị Thu (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) được bố đưa đi. Bác Khánh (bố Thu) là công nhân mỏ than Quảng Ninh, trước ngày con thi bác đã phải ứng trước lương tháng sau để chi tiêu.

3-ta-thoc-12kg-ga-chua-du-cho-con-thi-dai-hoc-giadinhonline.vn 1

Hai mẹ con một thí sinh khi vừa đặt chân tới Thủ đô

Bác Khánh cho biết: “Giả sử con thi đỗ ĐH thì gia đình cũng không biết xoay xở thế nào. Dưới Thu còn 2 đứa em đang học phổ thông, chi phí khá tốn kém mà cả nhà chỉ trông chờ vào lương công nhân của tôi”.

Nâng bước thí sinh nghèo

Túc trực tại bến xe Giáp Bát từ 28/6 đến nay, Nguyễn Mạnh Đức – Đội phó đội sinh viên tình nguyện đồng hương Hà Nam cho biết: Khi làm nhiệm vụ, chúng em đã gặp rất nhiều thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, phải tự lên Hà Nội trong khi đây là lần đầu tiên các em ra khỏi… lũy tre làng.

Có thí sinh bố mẹ đều đi làm trong Nam, ở với ông bà nội, được ông nội già 80 tuổi đưa đi thi. Vì ông nội quá già nên chỉ đi cùng động viên tinh thần là chính, còn mọi thứ em ấy vẫn phải lo, lại còn lo thêm sức khỏe ông yếu, say xe nữa.

“Những thí sinh đặc biệt này đều đã được sinh viên tình nguyện chỉ dẫn tận tình, tìm nhà trọ, đưa đến tận địa điểm thi, hỗ trợ về thông tin tư vấn” – Đức cho biết.

Trong khi đó, em Hoàng Thị Minh – sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thành viên Câu lạc bộ “Mùa hè xanh đạp xe xuyên Việt” cho biết, đội của Minh được phân công giúp đỡ thí sinh nghèo đến những địa chỉ nhà trọ miễn phí. Từ 28/6 đến nay đã có vài chục thí sinh nghèo được hỗ trợ.

Tags:
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Mất hơn 30 triệu đồng, nam thanh niên vội vàng nhập viện sau lần vào phòng khám tư
Nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm do thói quen ôm chó mèo
Quán cà phê lạ hút giới trẻ đến thử cảm giác nằm trong quan tài
Công ty Nhật Bản gặp mặt gia đình thực tập sinh Việt Nam
Xem thêm