Thứ tư, 11/06/2025 19:06     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 06/09/2022 07:00

3 nhóm bệnh trẻ có nguy cơ mắc phải: Làm gì để bảo vệ con khi đến trường?

Theo chuyên gia y tế, mùa tựu trường trùng thời điểm đầu mùa dịch của một số bệnh truyền nhiễm, do đó trẻ có thể mắc một số bệnh nếu không được kiểm soát chặt chẽ.

Sau nhiều tháng nghỉ hè, sáng 5/9 các em học đã chính thức trở lại trường, bước vào năm học mới. Tuy nhiên, không ít phụ huynh bày tỏ lo lắng khi trong trường học, khoảng cách tiếp xúc giữa các cá nhân rất ngắn, sức đề kháng của trẻ nhỏ kém nên nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm là rất lớn.

_L2A0808

Trẻ chính thức bước vào năm học mới, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao

Trước những lo lắng của phụ huynh học sinh, BS Nguyễn Đình Qui - Phó khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM cho biết, khi bắt đầu năm học mới, các bé có thể mắc phải 3 nhóm bệnh thường gặp theo mùa hiện nay. Trong đó, có nhóm các bệnh truyền nhiễm như COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa; nhóm bệnh đường hô hấp (suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản, viêm phổi); nhóm bệnh lý về tiêu hóa (rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm trùng tiêu hóa).

Để chủ động ứng phó với các loại bệnh dịch, giúp con trẻ có sức khỏe tốt nhất khi đến trường, bác sĩ Qui khuyến cáo phụ huynh cần cho trẻ đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng cúm mùa, nhóm trẻ từ 5 tuổi trở lên cần tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Phụ huynh cần chủ động vệ sinh nhà cửa, ngủ mùng, diệt lăng quăng và muỗi để phòng bệnh sốt xuất huyết. Cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cho trẻ ăn chín, uống chín để phòng các bệnh tiêu hóa…

BS Nguyễn Đình Qui lưu ý thêm, khi trẻ đi học trở lại, phụ huynh cần điều chỉnh giấc ngủ cho trẻ ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Ngoài giờ học, phụ huynh cần cho trẻ tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể thao kết hợp dinh dưỡng hợp lý. Đây là giải pháp giúp trẻ có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

tre

Tăng cường hoạt động thể thao giúp trẻ phát triển thể chất (Ảnh minh họa)

Liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi quay trở lại trường, TS Phan Bích Nga - Trưởng khoa Khám Trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, việc chuẩn bị cho trẻ sức khỏe tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ trẻ khi bước vào năm học mới.

"Nếu không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu chất, trẻ bị suy giảm đề kháng, dễ mắc bệnh, mệt mỏi, thiếu tập trung, cáu gắt... có thể ảnh hưởng lớn đến học tập", bác sĩ Phan Bích Nga cho hay.

Nhu cầu năng lượng của trẻ sẽ nhân đôi, nhân ba khi trẻ học tập nhiều hơn, phải thức khuya học bài và phải dậy sớm đến trường. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng để trẻ bù đắp vào năng lượng bị tiêu hao và đủ năng lượng cho một ngày dài học tập.

Do đó, cha mẹ cần đảm bảo đầy đủ các bữa trong ngày cho trẻ với các nhóm chất như: Chất đạm, đường để duy trì năng lượng; đủ các vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng, tăng tập trung, tư duy cho trẻ.

dinh duong

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò quan trọng như tấm lá chắn bảo vệ trẻ (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, trong số các nhóm chất, sắt và kẽm có vai trò rất quan trọng với hệ miễn dịch. Tuy nhiên, thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, năm 2019 - 2020, toàn quốc có đến 60% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm và cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Trong khi đó, trẻ em lại là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu và là đối tượng rất dễ bị tổn thương.

Theo TS Phan Bích Nga, nhiều người thường lầm tưởng, khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt và kẽm, cơ thể sẽ hấp thu được 100%. Tuy nhiên, thực tế, khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm chỉ từ 5 - 15%, kẽm từ 10 - 30%.

Đặc biệt, đối với trẻ sau khi bị ốm, chậm lớn và biếng ăn, cha mẹ cũng nên bổ sung sắt và kẽm cho trẻ bằng cách tăng cường thực phẩm có chứa các chất này hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung có hàm lượng sắt và kẽm.

Kim Ngân  
Chủ quan chó nhà cắn, bé 8 tuổi nguy kịch do không tiêm vắc xin
Long Châu kết hợp GSK đưa thuốc điều trị hô hấp, viêm tai giữa cho trẻ em Việt Nam
Bé trai 3 tuổi nhập viện gấp do tự điều trị cúm B tại nhà
Những bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất ở trẻ vào mùa hè
Phân loại u xơ tử cung hiện nay như thế nào?
Sản phụ 30 tuổi 'vượt cạn' cùng khối u xơ tử cung nặng 1,6kg
Xuyên đêm lấy đa tạng từ người chết não, ghép thận thành công cho 2 bệnh nhân
Thủng ruột và nội tạng do nuốt phải xương cá
Thường xuyên mệt mỏi, ợ chua, đi khám phát hiện cùng lúc 5 bệnh nguy hiểm
Loại bỏ khối u tuyến giáp chiếm trọn vùng cổ của cụ bà 71 tuổi
Biến chứng viêm mũi xoang cấp sau thời gian tự mua kháng sinh điều trị
Cứu sản phụ 40 tuổi bị suy thai cấp nguy kịch
Nhà thuốc An Khang triển khai hệ thống tra cứu trực tiếp dữ liệu thuốc
Cứu sống cụ ông 71 tuổi bị tràn dịch màng ngoài tim do lao
Xem thêm